“Ông kia bà nọ nên thánh được, tại sao tôi lại không?”
“Ông kia bà nọ nên thánh được,
tại sao tôi lại không?”
Trần Mỹ Duyệt
Từ nhỏ tôi rất say mê đọc
truyện các vị thánh. Cho tới bây giờ, tôi có thể kể thuộc lòng nhiều truyện về
các ngài. Nhưng càng đọc, càng suy ngắm các thánh, tôi càng cảm nghiệm ra rằng
các ngài cũng chỉ là những con người.
Họ cũng có những quá khứ có
thể nói là tội lỗi, đáng trách.
Thí dụ, quá khứ của
Augustine, một chàng trai hào hoa, phóng đãng, lơ là về niềm tin, và bê tha
tình cảm. Quá khứ của Phaolô, một Pharisiêu cuồng tín đã hăng say bắt bớ, trù
dập các Kitô hữu tiên khởi.
Và quá khứ của Phêrô, người
môn đệ được Thầy yêu mến, tín nhiệm giao cho điều hành Giáo Hội, nhưng lại là
một anh thuyền chài bộc trực, nóng nảy, và hèn nhát. Chỉ một câu hỏi của một tớ
gái cũng làm ông mất hết can đảm mà chối thầy.
Đó là những đại thánh, những
thánh lớn với những quá khứ không “thánh thiện”, không “rực rỡ” tí nào.
Thế nhưng tôi vẫn bị thu hút
và hấp dẫn bởi quyết tâm thay đổi của những con người ấy. Điều làm tôi say mê
là tương lai thánh thiện, tương lai của những dứt bỏ quá khứ và chấp nhận đi
tới của họ.
Gioan đã cho biết trong Khải
Huyền và gọi họ là “những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo
trắng trong máu Con Chiên”. (Khải Huyền 7:14).
Họ đông đảo tiến lên “đứng trước ngai vàng và trước mặt
Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế,” (Khải Huyền 7:
9).
Những điều này lại cho tôi một xác tín khác, đó là sự thánh thiện thuộc về mọi người, bất kể họ
là những ai và có quá khứ như thế nào. Sự thánh thiện ấy có một gắn bó chặt chẽ
với những gì Mátthêu đã ghi trong bài giảng trên núi:
1Thấy
dân chúng thì Ngài lên núi. Ngài ngồi xuống và môn đồ đến bên Ngài.
2Ngài mở miệng dạy họ rằng:
3Phúc cho những kẻ có tin thần khó nghèo, vì nước trời là của họ.
4Phúc cho những kẻ hiền lành, vì họ sẽ được đất làm cơ nghiệp.
5Phúc cho những kẻ ưu phiền, vì họ sẽ được an ủi.
6Phúc cho những kẻ đói khát công chính, vì họ sẽ được no đầy.
7Phúc cho những kẻ biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót.
8Phúc cho những tinh sạch trong lòng, vì họ sẽ thấy Thiên Chúa.
9Phúc cho những kẻ tác tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10Phúc cho những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ.
11Phúc cho các ngươi khi người ta sỉ mạ các ngươi, và bắt bớ, đặt điều nói xấu đủ điều về các ngươi một cách lếu láo vì cớ Ta.
12Hãy vui sướng và hân hoan, vì phần thưởng các ngươi lớn thật ở trên trời: vì cũng như thế, chúng đã bắt bớ các tiên tri, tiền bối của các ngươi. (Mt 5, 1-12)
2Ngài mở miệng dạy họ rằng:
3Phúc cho những kẻ có tin thần khó nghèo, vì nước trời là của họ.
4Phúc cho những kẻ hiền lành, vì họ sẽ được đất làm cơ nghiệp.
5Phúc cho những kẻ ưu phiền, vì họ sẽ được an ủi.
6Phúc cho những kẻ đói khát công chính, vì họ sẽ được no đầy.
7Phúc cho những kẻ biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót.
8Phúc cho những tinh sạch trong lòng, vì họ sẽ thấy Thiên Chúa.
9Phúc cho những kẻ tác tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10Phúc cho những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ.
11Phúc cho các ngươi khi người ta sỉ mạ các ngươi, và bắt bớ, đặt điều nói xấu đủ điều về các ngươi một cách lếu láo vì cớ Ta.
12Hãy vui sướng và hân hoan, vì phần thưởng các ngươi lớn thật ở trên trời: vì cũng như thế, chúng đã bắt bớ các tiên tri, tiền bối của các ngươi. (Mt 5, 1-12)
Một điều khiến những ai
quyết tâm theo đuổi sự thánh thiện đều nhận ra là, những đòi hỏi Chúa Giêsu vừa
nêu trên lại trùng hợp với những gì mà Gioan gọi là đau khổ lớn lao, là hành
động “giặt áo trong máu Con Chiên” (Khải Huyền 7:14).
Tuy nhiên, những đòi hỏi ấy vừa phấn khởi, vừa nhẹ nhàng,
và cũng vừa tầm sức. Xem như những gì Chúa nói và Chúa mong muốn không quá sức
mỗi người, Ngài gọi đó là: “Ách ta êm, gánh ta nhẹ” (Mt 11:30).
Vậy nên thánh, làm thánh có
khó lắm không?
Chắc chắn là không khó lắm
mà cũng không dễ lắm, nhưng đòi hỏi một sự cố gắng: cố gắng sống tốt, cố gắng
sống nên ơn gọi của mình.
Đòi hỏi này cần thiết cho
bất cứ ơn gọi, bất cứ hoàn cảnh sống nào, và bất cứ trường hợp nào.
Không ai có thể nên thánh mà
không phải cố gắng, phải chấp nhận, phải hy sinh.
Thánh Augustine đã khẳng
định về điều này trong cái nhìn tạo dựng: “Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến bạn
khi dựng nên bạn. Nhưng để được cứu rồi, Ngài cần sự cộng tác của bạn”.
Tóm lại, chính những việc
làm nhỏ nhoi, sự trung thành và can đảm trong việc thực hành những lời khuyên
Phúc Âm sẽ đưa ta đến đời sống thánh thiện và gần Chúa hơn.
Và đây cũng là linh đạo của
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, tiến sỹ của Hội Thánh: “Làm mọi
việc nhỏ với tình yêu lớn lao”.
Làm những việc nhỏ nhoi, và
làm với tình yêu lớn lao. Trở lại những lời khuyên Phúc Âm, đó chính là:
-Sống với tinh thần nghèo
khó. Không tham lam, không màng giầu sang phú quí.
-Sống hiền lành với mọi
người. Kể cả những người ác, những thù địch với ta.
-Sống với tin tưởng, phó
thác vào tình thương nhân lành của Cha trên trời, dù đời gặp nhiều đắng cay, ưu
phiền.
-Sống công bằng, không bất
công, không làm thiệt hại cho người khác.
-Sống khoan dung, biết xót
thương những kẻ cùng quẫn, đói khát, bệnh tật, nghèo túng.
-Sống trong sạch, không để
lòng chiều theo những đòi hỏi của dục vọng.
-Sống hiền hòa, hòa thuận
với mọi người.
-Sống trung thành trong
những cơn gian nan, bắt bớ và thử thách vì Chúa.
Một điều hết sức nhân bản,
hết sức con người, và gần gũi với những cố gắng của con người. Đó là Chúa Giêsu
sau khi đưa ra những yêu sách của con đường thánh thiện, Ngài biết trước sẽ có
những khó khăn, chống đối, thử thách, hy sinh nên đã nói tiếp:
11Phúc cho các ngươi khi người ta sỉ mạ các ngươi, và bắt bớ, đặt điều nói xấu đủ điều về các ngươi một cách lếu láo vì cớ Ta.
12Hãy vui sướng và hân hoan, vì phần thưởng các ngươi lớn thật ở trên trời: vì cũng như thế, chúng đã bắt bớ các tiên tri, tiền bối của các ngươi. (Mt 5, 1-12)
Đoàn người đông đảo thánh
thiện và Bản Hiến Chương Nước Trời, là lời mời gọi tất cả chúng ta.
Thánh Augustine có lẽ khi
suy ngắm về viễn ảnh nước trời như vậy, nên đã tự thúc đẩy mình:
“Ông kia bà nọ nên
thánh được, tại sao tôi lại không?”
Leave a Comment