Hối cải là nhận ra Chúa đang ở trong “nhà” mình




Hối cải là nhận ra Chúa đang ở trong “nhà” mình
Lc 19,1-10 ; Kn 11,22-12,2 ; 2Tx 1,11-2,2

“Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ !”

Một số người cố gắng sức mình để làm cho cuộc sống (nhà) của mình sạch sẽ thơm tho xứng đáng cho Chúa vào trọ.
Thế những người tội lỗi ngập đầu ngập cổ như chúng tôi thì Chúa có vào trọ không ?
Thưa nhà ông Gia-kêu là nhà người tội lỗi từ đầu đến chân thế mà Chúa cũng vào trọ thì huống lọ là “nhà” của chúng tôi.
Chuyện lớn nhất và quan trọng cho cả đời sống đạo của chúng tôi là
nhận ra có Chúa đang ở cùngở cùng mọi ngày cho đến tận thế
ý quên…. cho đến chết.
Ai cũng bảo mình đã tin nhận như thế, nhưng sao lại không hạnh phúc nhỉ?
Nhà mình nghèo nàn, tối tăm, hôi hám, chật chội… được đức cha đến chơi, ngài rất thân thiện, bình dân, xuề xòa thì quá là vui sướng, hạnh phúc và cảm động lắm lắm !
Thánh lễ mỗi ngày chúng tôi đón tiếp Chúa vào “nhà” chúng tôi thế rồi chúng tôi để Ngài ở đó ngồi chơi xơi nước,
còn chúng tôi thì bận bịu từ sáng sớm đến tối mịt. Bận đầu óc, bận trái tim, bận lòng dạ, bận tay chân, bận nhìn, bận nghe… nên chẳng thời giờ nhớ đến Ngài đang ở đó trơ trọi một mình.
Sáng mai hay chiều mai chúng tôi lại đón Ngài nhưng đón chơi vậy thôi, đón chơi cho có đấy mà, không đón thì lòng dạ áy náy lắm cơ !
Đón tiếp Ngài từ bé, đã quá nhiều năm như thế nên bây giờ trở thành thói quen máy móc thì có gì lạ đâu nhỉ ?
Mỗi ngày chúng tôi dành được mấy phút để ngồi chơi với Ngài ?
Trò chuyện tâm sự cuộc đời của mình sống chẳng ra làm sao với Ngài không ?
Có phải vì tội lỗi rồi mặc cảm tạo ra khoảng cách giữa Ngài với chúng tôi không ?
Hôm nay bài đọc một trích sách Khôn Ngoan sao mà hay thế nhỉ. Đọc mà cảm nhận được thì thấy sung sướng biết bao!!!.
“Nhưng Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự.
Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người,
để họ còn ăn năn hối cải”.
Hối cảinhận ra Chúa đang ở trong “nhà” mình đó, đúng không ?
“Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng : “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo ; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”.
Tại sao đang yên không thì ông Gia-kêu hứng khởi vuột mồn nói điều mà chẳng bao giờ ông nghĩ trước thế ?
Ông có hối tiếc vì lời nói “thiếu ý thức” của mình không ?
Có người hồ nghi là ông nói thế rồi ông có thi hành không hay hứa (lèo) cho có chuyện ?
Vâng, khi đặt câu hỏi như thế thì quả người này chưa cảm nhận được niềm vui sướng hạnh phúc trào tràn đến mức hóa “rồ” nhỉ ?
Mà cỡ hóa “rồ” như ông Gia-kêu thì có nhằm nhò gì so với chúng tôi. Chúng tôi còn “điên” hơn những người điên cớ đấy.
Cho người nghèo phân nửa tài sản của ông và đền gấp bốn cho người ông đã chiếm đoạt hay làm họ thiệt hại.
Chúng tôi dâng hiến, trao tặng nhưng không chính cả bản thân (đời sống) chúng tôi cho “người nghèo” cơ mà.
Ai nghèo ?
Thưa Chúa nghèo, anh chị em sống chung quanh chúng tôi đều “nghèo”.
Do đó chúng tôi có bị khổ đau, bị thiệt thòi, bị mất quyền lợi, bị mất danh dự, hao mòn xác thân, tiêu tan sự nghiệp… thì chúng tôi đâu có quyền đòi nợ ai, cho rồi mà !
Tình cho không biếu không mà !
Chúng tôi là những người lớn vì chỉ có trẻ con mới cho đã đòi.
“Như vậy, danh của Chúa chúng ta là Đức Giê-su, sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người, chiếu theo ân sủng của Thiên Chúa chúng ta và của Chúa Giê-su Ki-tô”.
Vì vậy, nếu thấy tội lỗi xấu xa đầy mình thì đừng bao giờ thất vọngChúa đã vào “nhà” từ lâu rồi.
Nhận ra Chúa có mặt đi để mà đón tiếp và trò chuyện mỗi ngày trong thinh lặng “Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.
Có bao giờ chúng tôi phàn nàn về người sống bên cạnh chúng tôi không ?
Họ tội lỗi “khủng” luôn nên chúng tôi mới gặp là thấy không chịu nổi rồi, mới thấy bóng dáng là chúng tôi đã ghét cay ghét đắng rồi… thế “mà ông ấy cũng vào trọ !”
Nhưng rồi họ đã gặp gỡ được Ngài, họ hớn hở vui mừng tưng bừng và “ông ấy” đã nói với họ : 
“Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham”. Thế là chúng tôi đã thua một bàn trông thấy rồi nhá.
ÔTC





Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.