CHÂN DUNG CHÚA GIÊSU
CHÂN DUNG CHÚA
GIÊSU
Thầy Giêsu yêu kính,
Trước khi thi hành sứ mệnh Chúa Cha giao phó, Thầy muốn mọi sự nên công chính, Thầy đến sông Giodan để
xin Gioan làm phép rửa. Thầy tự hạ mình (Mt
23,12) đứng xếp hàng với đoàn dân chúng tội lỗi, khi đến phiên, ông Gioan nhất
định can ngăn:
“chính tôi mới
cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi! “…
“bây giờ thế đã.
Vì chúng ta làm như vậy để giữ tròn đức công chính“ (Mt 3,13-14)
Trên đường dong duổi
thi hành sứ mệnh, Thầy đã kết bạn được 12 anh em, trở thành ruột thịt thân tín,
cùng ăn, cùng ngủ, cùng đi, cùng sống, khi thì trên thuyền, khi thì lội bộ dưới
trời mưa nắng, khi thì lội suối, băng rừng, qua ruộng. “Từ miền
Galilê, vùng Thập Tỉnh, thành Gie-ru-sa-lem, miềm Giu-đê và vùng bên kia sông
Gio-dan, đám đông lũ lượt kéo đến đi theo Người“ (Mt 4,25).
Cùng với họ, Thầy
không có chỗ tựa đầu, (Mt 8, 20b) ngủ lăn lóc trên thuyền, lúc thì co
quắp dưới gốc cây, lúc thì ngồi bệt bên bờ giếng để đến những thành thị, những
làng mạc, rao giảng Tin Mừng Nước Trời. “Ngài chạnh lòng thương vì dân
chúng lầm than vất vưởng như bầy chiên không người chăn dắt“ (Mc 6, 34)
Thầy dạy dỗ dân chúng
rất ân cần, nhân ái và thương xót chữa mọi chứng bệnh cho họ.
Thầy dạy họ: Đừng
giận ghét, hãy làm hòa (Mt 5,21-24) Đừng ly dị (Mt 5,31). Đừng chỉ trời, đất mà
thề thốt (Mt 5, 33). Phải yêu kẻ thù (Mt 5,43-44). Bố thí kín đáo (Mt 6,1-2).
Hãy cầu nguyện luôn. Kinh Lạy Cha (Mt 6, 7-14). Ăn chay kín đáo (Mt 6,17). Đừng
tích trữ của cải thế gian (Mt 6,19-21). Giữ mình, nhất là con mắt là đèn của
thân thể (Mt 6, 22-23). Không làm tôi hai chủ, tiền bạc? Thiên Chúa? (Mt 6,24).
Tin tưởng Chúa quan phòng. Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của
Người (Mt 6, 33-34). Đừng xét đoán (Mt 7,1-5). Hãy quý trọng Lời Thánh (Mt 7, 6).
Hãy liên lỉ tin tưởng Chúa. Xin Ngài những gì tốt cho phần rỗi linh hồn (Mt
7,7-11). Hãy nhớ khuôn vàng thước ngọc Ngài dạy (Mt 7,12). Hãy coi chừng ngôn
sứ giả. Hãy xem quả biết cây (Mt 7,15-20). Hãy trở nên môn đệ chân chính, nghe
Lời Thầy mà đem ra thực hành (Mt 7, 21-27).
Thầy chữa lành các
bịnh hoạn, tật nguyền cho dân, Thầy không quản ngại rờ đến và chữa lành người
bị cùi (Mt 8,1-4) chữa đầy tớ của viên đại đội trưởng (Mt 8,13) chữa bịnh sốt
cho mẹ vợ ông Phêrô (Mt 8,15) chữa lành mọi kẻ ốm đau (Mt 8,16-17) chữa hai
người bị quỷ ám (Mt 8,28-32) chữa người bại liệt (Mt 9,1-7) chữa người đàn bà
bị băng huyết (Mt 9,20) cho con gái vị thủ lãnh sống lại (Mt 9, 24-25) chữa hai
người mù (Mt 10,28 -30) chữa người câm bị quỷ ám (Mt 10,32-33) v.v…
Thầy “chính là
mục tử nhân lành, tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi và tôi biết
Chúa Cha và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên“ (Ga 10,14-15).
Thầy tự hạ đến nhà
người tội lỗi và đồng bàn với họ “Đức Giêsu đang dùng bữa trong nhà, thì
kìa, nhiều người thu thuế và người tội lỗi
kéo đến cùng ăn với Người và các môn đệ“ (Mt 9, 10)
Thầy thương xót nhà
đám cưới hết rượu, cho nước biến thành rượu ngon tại tiệc cười Cana (Ga
2,6-11), thương xót chị em Macta và Maria khóc thương Lazarô, Ngài cho em của họ
sống lại sau 4 ngày chôn trong mồ (Ga 11,43). Chúa thông cảm và thương xót cứu
người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình (Ga 8,2-11).
Có những lúc Thầy hiên
ngang giảng dạy trong các Hội Đường, trong Đền Thờ nhưng cũng có những lúc Thầy
âm thầm lặng lẽ giữ bí ẩn của Đấng Thiên Sai. „bởi đâu mà ông ta được
khôn ngoan và làm được những phép lạ như
thế! Ông không phải là con bác thợ mộc sao? Mẹ của ông không phải
là bà Maria…“ (Mt 13, 54-55)
Thầy sai 12 tông đồ ra
đi, thi hành sứ mệnh truyền giáo, Thầy ban cho các ông ơn được quyền trên các
thần ô uế, ơn chữa bệnh, ơn trừ quỷ (Mt 10,1). “Vậy anh em hãy đi và làm
cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và
Chúa Thánh Thần“ (Mt 28,19).
Môn đệ phải sống khó nghèo, không tiền túi,
không sắm vàng… chữa bệnh cho dân chúng cách nhưng không, (Mt 10, 7- 16)
“không sợ hãi nói những điều Thầy đã dạy, phó thác vào Đấng Ngự Trên Trời (Mt
10, 26 -33)
“Vào nhà nào anh
em hãy chúc bình an cho nhà ấy…. Anh em hãy khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu“
(Mt 10, 11-16)
“Ai đón tiếp anh
em là đón tiếp Thầy…… được phần thưởng cho bậc công chính… người đó sẽ không
mất phần thưởng đâu“ (Mt 10,
40-42)
Thầy khuyên nhủ dân
chúng “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần“ (Mt 4,17).
“Không phải ai cứ
thưa với Thầy lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi
hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi“(Mt 7,21).
Thầy dùng dụ ngôn để rao giảng cho dân chúng
dễ hiểu, dụ ngôn người gieo giống (Mt 13,18–23) dụ ngôn cỏ lùng (Mt 13,
24–30) dụ ngôn hạt cải (Mt 13,31-32) dụ ngôn men trong bột (Mt 13,33) dụ ngôn
kho báu và ngọc quý (Mt 13,44-46) dụ ngôn chiếc lưới (Mt 13, 47-50). Ngài giải
nghĩa dụ ngôn cỏ lùng cho các môn đệ (Mt 13, 36-43). Những dụ ngôn đều quy
hướng về Nước Trời, nơi hội tụ những ai sống tinh thần công chính.
Thầy biết mình sắp đi
vào cuộc thương khó và phục sinh, nên đã ba lần chuẩn bị thông báo cho các môn
đệ mà các ông vẫn trơ như đá, không hiểu đường lối của Thầy, dù đã ba năm rồi
cùng đồng lao cộng khổ, cùng chia ngọt xẻ bùi. Thầy chịu đựng biết bao
sự thô thiển, kèn cựa, tranh dành nhau, cãi cọ nhau, hơn thua nhau và sự yếu
kém lòng tin của họ, vì họ là những người lao động, ít học v.v...
Thầy yêu thương họ hết
lòng, yêu đến cùng: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy“ (Ga
13, 33) “Anh em sẽ bị phân tán mỗi người một ngả và để Thầy cô độc một mình.
Nhưng Thầy không cô độc đâu vì Chúa Cha ở với Thầy“ (Ga 16,32).
Những giây phút Thầy
và các môn đệ vào vườn cây dầu để cầu nguyện, các ông cũng mê muội ngủ hết để
một mình Thầy cô đơn nguyện cầu tha thiết với Chúa Cha. “Người cảm thấy
buồn rầu xao xuyến“ (Mt 23,37).
Thầy cô đơn cùng cực
trong giờ phút bi thảm mình sắp phải chịu, đang đớn đau ê chề về sự sẽ phản bội
của Giuda, sự sẽ chối Thầy của Phêrô và sự sẽ tan tác các môn đệ yêu quý của
Thầy “Tâm hồn Thầy buồn sầu đến chết được“ (Mt 26, 38).
“Thầy đi xa hơn
một chút, sấp mặt xuống cầu nguyện“.
Thầy nhìn viễn tượng sẽ bị treo lên nhục nhã như một tên nô lệ, bị hành quyết,
bị chửi rủa, bị đánh đòn, sỉ nhục, đóng đinh, chịu những nỗi đau thể xác… nhưng
nỗi đau ray rứt sâu thẳm nhất chính là nỗi đau tâm hồn, viễn tượng cái chết
thảm của mình có xứng đáng để đổi lấy sự cứu rỗi nhân loại, biết bao sinh linh
đang quằn quại trong đau khổ, khỏi tội lỗi chăng!? “Cha ơi, nếu được, xin
cho chén này rời khỏi con“ (Mt 26, 39). Trong cô đơn đau khổ tột cùng
Thầy vẫn luôn kết hợp với Cha, “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha“ (Ga 17, 1).
Thầy đi đến quyết định “Lạy
Cha, nếu chén này không thể rời con, nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể hiện“ (Mt 26,42). Thốt lên lời này Thầy âu yếm nhìn lên Cha, mỉm miệng cười.
Từ lúc đó Thầy bình
tâm, bình tĩnh, để cho người ta dựt râu xé áo… “như chiên con không những
chỉ để họ xén lông mà còn để họ cắt tiết mà không chút phàn nàn“ (Is
53,7).
“Ngay lúc đó,
Giuda tiến lại gần Đức Giêsu và nói:
Rapbi, xin chào Thầy rồi hôn Người“ (Mt 26, 49). Giuda bán Thầy bằng một chiếc hôn ba mươi
đồng bạc, Thầy trở thành một người tù. “Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy
cùng đám thuộc hạ của người Do Thái đến bắt và trói Ngài lại. Họ giải giao Ngài
đến dinh Khanna, nhạc phụ của Caipha, làm thượng tế năm đó“ (Ga 18,
12-13).
Các tư tế, các kinh
sư, các pharisêu và đám đông dân chúng hùa theo hành hạ, trù dập, nhục mạ, sỉ
vả, lôi kéo Thầy từ tòa đời qua tòa đạo, từ tòa đạo qua tòa đời để lên án, kết
án, và người tù vô tội cô đơn cô độc phải vác cây thập tự lên núi Sọ, để chịu
đóng đinh như một tên nô lệ. Thầy đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng
lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa
tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống (Dt
9,14)
Trên cây thập tự, chịu
đau đớn mà Thầy vẫn quảng đại thương đến người đau khổ bên cạnh “Ông
Giêsu ơi, khi ông vào nước ông, xin nhớ đến tôi“….. “Tôi bảo thật anh, hôm nay
anh sẽ ở với tôi trên Thiên Đàng“ (Lc 23, 42-43).
Khuôn mặt Thầy trên
cây thập tự cho chúng con khám phá ra dung nhan thật của Thiên Chúa Cha yêu
thương con cái Ngài đến cùng.
Cái chết của Thầy là
đỉnh cao của một đời dâng hiến, hy sinh vì tình yêu. “Thầy là vị Thượng
Tế duy nhất, đem phúc lộc của thế giới tương lai“ (Dt 9, 11).
“Thầy đã đi vào
chính cõi Trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng
ta“ (Dt 9, 24b)
Thầy yêu quý của con,
Thầy là hiện thân của Một chú bé chăn cừu lẻ loi đau khổ…………..
Chú không khóc
vì tình yêu đã làm chú bị thương
Cũng không phải
vì bị đau khổ mà chú buồn
Dù đúng là chú
bị bắn vào tim……..
Chú đã để mình
bị đánh tả tơi nơi đất lạ
Trái tim tan nát vì yêu
Rồi
một hôm
·
Chú leo lên một thân cây
·
Chú dang rộng đôi tay
·
Và chú chết treo ở đó
·
Trái tim tan nát vì yêu-/.
( trích thơ Thánh Gioan Thánh Giá)
Elisabeth Nguyễn
Leave a Comment