Chúa là dũng lực con, con yêu mến Chúa




THÁNH VỊNH CN XXXI THƯỜNG NIÊN-B (Tv17, 2-4 47-51) 04/11/2018

Chúa là dũng lực con, con yêu mến Chúa

2 Con yêu mến Ngài, lạy CHÚA là sức mạnh của con;
3 lạy CHÚA là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con;

l
ạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn,
l
à khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ.
4 Tôi kêu cầu CHÚA là Đấng xứng muôn lời ngợi khen,
v
à tôi được cứu thoát khỏi quân thù.
47 ĐỨC CHÚA vạn vạn tuế!
Ch
úc tụng Người là núi đá cho tôi trú ẩn.
T
ôn vinh Thiên Chúa là Đấng cứu độ tôi,
51Chúa ban nhiều chiến thắng lớn lao cho Đức Vua chính Người đã lập. Chúa hằng ưu ái Đấng Người đã xức dầu tấn phong.

Đọc bài thánh vịnh này, chúng ta có thể nghĩ «lúc nào cũng có bấy nhiêu chuyện lặp đi lặp lại»;
cá nhân tín hữu, vua Đa-vít hay cả toàn dân đều có thể nói lên sự thật qua các lời này: 
«vì yêu thương tôi, nên Người giải thoát.» (c20),
đấy là nội dung đức tin: lòng xác tín Chúa yêu thương mỗi người một cách cá biệt và gọi mình sống tự do; không thể có đức tin thực sự khi nào chưa có trải nghiệm qua cách này hay cách khác sự hiện diện của Chúa, ít nữa đủ để cậy trông vào sự hiện diện đó cho tương lai.  
Vua Đa-vít đã sống trải nghiệm ấy một cách thực tế. Bị vua Sa-un đánh đuổi vì xem là một đối thủ đáng ngại, Đa-vít được giải thoát nhờ một phép lạ thật sự. Và sách thứ hai, Tiên tri Sa-mu-en nói rằng vua Đa-vít đã hát bài thánh vịnh này để tạ ơn Chúa đã giải thoát mình khỏi tay nghịch  thù, trước hết là khỏi Sa-un;
nếu bạn tìm hiểu sách Tiên tri Sa-mu-en vào chương 22  sẽ thấy rất giống gần như trọn vẹn bài thánh vịnh 17 (18) này.
Điều này không chứng minh cho lịch sử rằng vua Đa-vít đã nói lên nguyên văn bài này, nhưng tác giả sách Sa-mu-en nhận thấy nội dung bài thánh vịnh đặc biệt thích hợp cho vua Đa-vít.
Câu truyện này được kể lại trong hai sách Tiên tri Sa-mu-en; vào thời ấy, vua chính thức Ít-ra-en, được Thiên Chúa chọn và xức dầu phong vương không phải là vua Đa-vít (chưa phải lúc ấy), nhưng là vua Sa-un, vua đầu tiên Ít-ra-en. Nhưng vương triều của ngài đã bắt đầu và kết thúc rất tồi tệ. Thay vì nghe lời ngôn sứ, ông cố tình bất tuân ngôn sứ và Sa-mu-en không tán thành ông nữa. Lúc ấy ngài chọn Đa-vít, dù còn rất trẻ, sau này nối ngôi Sa-un. Sa-un vẫn giữ tước vương cho đến lúc chết, nhưng phải chịu cảnh thấy đối thủ của mình là Đa-vít lớn lên trong cung điện, càng ngày càng được lòng dân và thành công trong mọi sự. Vì thế lòng hận thù càng ngày càng gay gắt nổi lên trong lòng Sa-un; ông cố gắng loại Đa-vít nhưng không thành công.
Có một lần ông đuổi theo Đa-vít, Đa-vít phải tìm nơi trú ẩn trong một vách núi, vì thế có câu: «lạy CHÚA là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con;» (c3) .
Chúng ta cũng được biết vương triều vua Đa-vít là một loạt chiến tranh và thắng trận, và vì lẽ đó ngài tạ ơn, biết rằng chỉ nhờ Chúa và chỉ từ Chúa mà thôi ngài mới được những hồng ân ấy: «Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn,…Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ ; Chúa ban nhiều chiến thắng lớn lao cho Đức Vua» (c3. 51)
Ở đây cũng nhắc chúng ta đến giai đoạn tranh đấu giữa Đa-vít và Gô-li-át, người Phi-li-tinh: Đa-vít trong tay chỉ vỏn vẹn cây phóng đá, đương đầu với tên khổng lồ mang gươm mang giáo, cầm lao; phật ý vì thấy đối thủ ăn mặc trang bị lố lăng, đơn sơ, Go-li-át nói: «Đến đây với tao, tao sẽ đem thịt mày làm mồi cho chim trời và dã thú.» (1Sm117, 44)
và Đa-vít đáp lại: «Mày mang gươm, mang giáo, cầm lao mà đến với tao. Còn tao, tao đến với mày nhân danh ĐỨC CHÚA các đạo binh là Thiên Chúa các hàng ngũ Ít-ra-en mà mày thách thức.» (1Sm17, 45) 
Trong lúc ấy toàn dân tộc Ít-ra-en, qua trải nghiệm, ở đây cũng rất thực tế cảm nghiệm sâu sắc từng câu bài thánh vịnh; bài này dài hơn nhiều phần phụng vụ chọn cho Chúa nhật thứ XXXI thường niên hôm nay, nhưng cũng đủ nói lên như tiếng vang trải nghiệm vô cùng phong phú của Ít-ra-en: «CHÚA là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con; vì yêu thương tôi nên Người giải thoát; ĐỨC CHÚA vạn vạn tuế! Chúc tụng Người là núi đá cho tôi trú ẩn.» (c3; 20; 47).
Trước tiên, trước thời vua Đa-vít rất lâu, cũng có một trải niệm về núi đá là nơi trú ẩn; sách các Thủ lãnh cũng cho vài ví dụ.
Nói rằng Chúa là núi đá cho chúng ta, trước tiên là để xác quyết Ngài là ơn cứu độ ta, nơi ta nương tựa an toàn nhất.
Ví dụ như trong sách Đệ nhị Luật, bài ca bất hủ của ông Mô-sê về núi đá Ít-ra-en: «Này tôi xưng tụng thánh danh ĐỨC CHÚA, trời đất hãy suy tôn Thiên Chúa ta thờ! Người là Núi Đá: sự nghiệp Người hoàn hảo, vì mọi đường lối Người đều thẳng ngay. Chúa tín thành, không mảy may gian dối, Người quả là chính trực công minh.» (Đnl32, 3-4)
Thời ấy người ta tin rằng mỗi dân tộc có một chúa bảo trợ và chấp nhận rằng những dân tộc khác cũng có núi đá của họ nhưng không thể nào bằng núi đá Ít-ra-en; trong bài ca ấy chúng ta có thể đọc câu tuyệt vời này: «Vì núi đá của chúng không phải như Núi Đá của chúng ta.» (Đnl32, 31)
Ông Mô-sê khi nói đến núi đá, ông hẳn còn cho nó một ý nghĩa khác nữa; đây 1à một tiếng vang cuộc giải phóng ra khỏi Ai-cập («vì yêu thương tôi nên Người giải thoát» c20) và cuộc Xuất hành qua sa mạc Si-nai nữa.
Suốt cuộc lữ hành dài đăng đẳng, khó nhọc trong nóng bức, đói khát, sống giữa rắn và bò cạp, mặt trời đốt cháy da, sự hiện diện của Chúa, sân cần chăm sóc của Chúa là sự cứu trợ cho dân chúng; chăm sóc ân cần đến nỗi làm cho nước chảy ra từ vách đá: đó là giai đoạn bất hủ Ma-xa và Mơ-ri-vơ; nơi ấy dân khát gần đến chết và họ kết án  ông Mô- sê đem dân tộc họ đến chỗ chết…
Lịch sử cuộc nổi loạn ấy lúc nào cũng ám ảnh  ký ức dân Ít-ra-en, vì đó là một ví dụ tiêu biểu cho lòng ngờ vực người tín hữu;  tuy nhiên ở đây bài này không gợi lại sự nổi loạn, nhưng lòng nhân từ Thiên Chúa đáp lại sự nổi loạn bằng một ân sủng vĩ đại hơn: «Ở đó, dân khát nước nên đã kêu trách ông Mô-sê rằng: "Ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai-cập để làm gì? Có phải là để cho (chúng) tôi, con cái (chúng) tôi, và súc vật của (chúng) tôi bị chết khát hay không? "4 Ông Mô-sê kêu lên cùng ĐỨC CHÚA: "Con phải làm gì cho dân này bây giờ? Chỉ một chút nữa là họ ném đá con! "5 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Ngươi hãy đi lên phía trước dân, đem theo một số kỳ mục Ít-ra-en; cầm lấy cây gậy ngươi đã dùng để đập xuống sông Nin, và đi đi.6 Còn Ta, Ta sẽ đứng ở đằng kia trước mặt ngươi, trên tảng đá ở núi Khô-rếp. Ngươi sẽ đập vào tảng đá. Từ tảng đá, nước sẽ chảy ra cho dân uống."Ông Mô-sê đã làm như vậy trước mắt các kỳ mục Ít-ra-en.» (Xh17, 3-6)
Mỗi lần dân Ít-ra-en hát bài thánh vịnh này, gợi lại sự hiện diện trung thành lúc nào cũng ở cạnh bên họ Đấng mang Tên: «Em-ma-nu-en, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.» (Mt1, 23).
Nhưng lời nhắc nhở này là nguồn họ cậy trông, vì cũng như vua Đa-vít dân tộc này chờ đợi những lời hứa của Thiên Chúa tín trung thực hiện, đó là Đấng Mê-si-a đến cứu độ vĩnh viễn cả nhân loại:
«47 ĐỨC CHÚA vạn vạn tuế! Chúc tụng Người là núi đá cho tôi trú ẩn. Tôn vinh Thiên Chúa là Đấng cứu độ tôi, 51 Chúa ban nhiều chiến thắng lớn lao cho Đức Vua chính Người đã lập. Chúa hằng ưu ái Đấng Người đã xức dầu tấn phong,» (c47.51)
***
                                                                                     
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Ngu
ồn: Sách L’ intelligence des Ecritures  Socéval Editions
             
D
ịch giả: E. Máccô  Lương Huỳnh Ngân
Hiệu đính : Khổng Nhuận


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.