Chúng ta chỉ cần mở lòng đón nhận
BÀI ĐỌC 2 CN CHÚA KITÔ VUA XXXIV TN B
Chúng ta chỉ
cần mở lòng đón nhận
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan
Tông đồ.
5 xin Đức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử
trong số những người từ cõi chết chỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian,
ban cho anh em ân sủng và bình an. Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình
rửa sạch tội lỗi chúng ta,
6 làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự
Thiên Chúa là Cha của Người: kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn
thuở muôn đời. A-men!
7 Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ
đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng
thế! A-men!
8 Đức Chúa là Thiên Chúa phán: "Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng
hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng."
« 5 xin Đức
Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những
người từ cõi chết chổi dậy, là
Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho anh em ân sủng và bình an ».
Đấy là điều thánh Gio-an hằng ao ước cho
Giáo Hội Tiểu Á, ngài nói với họ như thế. Đó chỉ vỏn vẹn là lòng ước mơ thấy
một ngày kia dự án của Thiện Chúa được hoàn tất. Đó cũng là điều thánh Phao-lô
viết trong thư cho tín hữu thành Ê-phê-sô, ngài gọi là kế hoạch nhân từ :
« 14 Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới
thế cho loài người Chúa thương. » (Lc 2, 14), cất tiếng hát
từ trời đêm Nô-en. Sau đó là lời khẳng định ý định của Thiên Chúa cho loài
người được hoàn tất nơi Chúa Giê-su Ki-tô :”5 xin
Đức Giê-su Ki-tô …ban cho anh em ân sủng và bình an ».
Bài này khó hiểu vì các câu gợi lên các
mầu nhiệm Chúa Ki-tô quá dày đặc « Đức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân
trung thành, là Trưởng
Tử trong số những người từ cõi chết trổi dậy, là Thủ Lãnh mọi
vương đế trần gian ».
Mỗi chữ, mỗi thành ngữ nói lên một khía
cạnh.
« Giê-su » chỉ là tên
một người dân thành Na-da-rét, thế nhưng còn có nghĩa, « Thiên Chúa cứu
độ »- « Đấng Ki-tô » tức là đấng Mê-si-a, tràn đầy
Thánh Thần Chúa.
« Vị Chứng Nhân trung thành » (Kh
1, 5) ở đây là tiếng vang của lời tuyên bố cho Phi-la-tô : «Tôi
đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng
về phía sự thật thì nghe tiếng tôi. » (Ga18, 37).
«Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trổi
dậy» câu này tóm tắt đức tin của những tín hữu sơ khai :
Người này, một Người phải chết như mọi người, Thiên Chúa làm cho sống lại, và
từ nay dẫn theo sau mình một đàn em,
Người là Trưởng Tử của một dòng dõi con
cháu đông đúc «Thủ Lãnh
mọi vương đế trần gian », đây là một lời khẳng định
mới nữa rằng Ngài là đấng Mê-si-a, và Ngài đã đặt mọi địch thù dưới chân Ngài
như trong Thánh vịnh 109.
Sẵn đây, xin lưu ý lời kể các danh tánh
của Chúa gồm ba đặc tính : « Chứng nhân;Trưởng Tử; Thủ Lãnh mọi vương đế »:
Trong sách Khải Huyền, các con số đều
tượng trưng cho một cái gì. Những từ ngữ bậc ba là dành cho Thiên Chúa, áp dụng
cho Đấng Giê-su tức Ngài ngang hàng với Thiên Chúa, Ngài là Chúa.
Câu thứ hai lập lại và tăng cường ý nghĩa
câu trước: «Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi
chúng ta, 6 làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng
tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người: kính dâng Người vinh quang và uy
quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men!».
Một lần nữa, chúng ta nhận ra ở đây lời
tuyên xưng đức tin cổ truyền: Tình Yêu nhân loại của Đức Ki-tô, dâng đời sống
Mình (hiến máu) để giải thoát chúng ta khỏi sự dữ.
« 6 làm cho
chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của
Người »;
sau cùng, nơi Chúa Giê-su Ki-tô được thể
hiện lời hứa xa xưa trong thời Xuất Hành : « 6 Ta
sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh.» (Xh 19,
6) .
Hai đoạn văn này được viết với hình thức
lời mong ước :
câu đầu : « 5 xin
…ban cho anh em ân sủng và bình an »…
và câu cuối: « kính dâng Người
vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men!»
Ân sủng và bình an dành cho chúng ta còn
vinh quang và uy quyền là cho Ngài. Chúng ta có thể tự hỏi
tại sao các đề nghị ấy được viết theo lối « thể cầu khẩn » (Subjonctif),
phát biểu như một lời ao ước?
Đề nghị thứ hai hiển nhiên rồi:
thánh Gio-an mời gọi chúng ta tôn vinh Thiên Chúa, với điều kiện chúng ta thực
hiện.
Thế nhưng đề nghị thứ nhất có vẻ lạ kỳ:
« 5 xin …ban cho anh em ân sủng và bình an »
Có thể nào Chúa không ban cho chúng ta ân sủng và bình an?
Chúng ta thường gặp những động từ theo
thể « cầu khẩn » trong phụng vụ (Người dịch ghi chú : ao
ước-van xin - mệnh lệnh) như « Xin Chúa chúc phúc cho… »
Thể văn này luôn nói lên một điều :
như mọi động từ theo thể « cầu khẩn » , trong đó có ý ao ước, hay như
« miễn là ; quý hồ ; với điều kiện là ».
Thế nhưng lời ao ước không nhằm nói đến
công trình của Thiên Chúa vì đó là điều hiển nhiên rồi. Chúa luôn ban cho chúng
ta ân sủng, bình an và lời chúc phúc.
Đối tượng của những lời ao ước đó là
chúng ta:
Miễn là chúng ta có đón nhận sự chói sáng
liên tục của ân sủng Chúa hay không… « 5 xin
…ban cho anh em ân sủng và bình an ».
Có nghĩa là ân sủng
và bình an được
ban cho chúng ta đấy,
chúng ta chỉ cần mở lòng đón nhận món quà trao ban.
« 7 Kìa, Người ngự đến giữa đám mây ». Chúng ta nhận ra trong câu này,
Con Người của Ngôn sứ Đa-ni-en nói đến trong Bài Đọc 1 Chúa nhật hôm nay.
Con Người ấy tiến đến ngai Thiên Chúa để lãnh nhận vương quyền hoàn vũ. Đây là một vẻ mặt của vương quyền Chúa Ki-tô, có thể nói «vẻ mặt chiến thắng » của Ngài.
Và sau đây là vẻ mặt thứ hai, «vẻ mặt đau
khổ » của Chúa: « 7Ai nấy sẽ thấy Người,
cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên
mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người ». Để ám chỉ đến
thánh giá Chúa Ki-tô và lưỡi đồng của người lính La-mã.
Thánh sử Gio-an rút câu sau đây từ ngôn
sứ Da-ca-ri-a, trước hết để viết trong Tin Mừng, sau đó trong Sách Khải Huyền:
«10 Ta sẽ đổ ơn xuống cho nhà Đa-vít và dân cư
Giê-ru-sa-lem, giúp chúng biết sống đẹp lòng Ta và tha thiết cầu nguyện. Chúng
sẽ ngước nhìn lên Ta. Chúng sẽ khóc than Đấng chúng đã đâm thâu, như người ta
khóc than đứa con một. Chúng sẽ thương tiếc, như người ta thương tiếc đứa con
đầu lòng… 1 Ngày ấy, một dòng suối sẽ vọt ra cho nhà
Đa-vít và dân cư Giê-ru-sa-lem để tẩy trừ tội lỗi và ô uế » (Dcr
12, 10 ;13, 1).
Khi Da-ca-ri-a nói đến « chúng
biết sống đẹp lòng Ta và tha thiết cầu nguyện », ngài nghĩ
đến một sự thay đổi con tim của loài người: Khi ngước mắt lên nhìn Đấng họ đâm
thâu, loài người sẽ thấy một kẻ vô tội bị hành quyết một cách bất công, vì một
cớ xảo quyệt, thật ra chỉ vì Chúa quấy rầy giáo quyền lúc ấy mà
thôi !...Và khi thấy như thế, bất chợt mắt và lòng họ mở ra.
Ê-dê-ki-en cũng tiên đoán sự đổi thay tấm
lòng con người, khi ngài thông báo sự thay đổi con tim bằng đá ra
tim bằng thịt.
bằng đá là con tim ngoan cố cứng rắn,
con tim bằng thịt là con tim đầy lòng
trắc ẩn là con tim biết « đấm ngực than khóc »(như
trong bài chúng ta) trước sự tàn phá của hận thù, dẫn tới hành hạ và giết một
kẻ vô tội, tưởng rằng vì nhân danh Thiên Chúa.
Thiên triều của Đấng Ki-tô sẽ ngự trị
vĩnh viễn một khi con tim mọi người biến đổi:
Chúa Giê-su đã tuyên bố Ngài hiến dâng
mạng sống Mình cho « mọi dân ». Hình như Sách Khải
Huyền cũng nhấn thật mạnh điều ấy:
«7 Kìa, Người ngự
đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên
mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! A-men! »
Chỉ khi chúng ta mở lòng ra, lúc ấy chúng ta mới đi vào ân sủng và bình an vĩnh cửu Chúa hứa.
« Nào những kẻ Cha Ta chúc
phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo
thiên lập địa » (Mt 25, 34)
***
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân
Hiệu đính : Khổng Nhuận
Leave a Comment