Giá chuộc là cởi ra, tháo gỡ, giải thoát
PHÚC ÂM CN XXIX TN B ( Mc10, 35-45) 21 10 2018
Giá chuộc là cởi ra, tháo gỡ, giải
thoát
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô
35 Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây."
36 Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì? "
37 Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang."
38 Đức Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không? "
39 Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu.
40 Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được."
41 Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an.
42 Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.
43 Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ
anh em;
44 ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người.
45 Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người."
Chúng ta nên bắt đầu bằng câu sau cùng của bài « giá chuộc muôn người ».
Tiếc thay cụm chữ này, nay đã đổi hẳn ý nghĩa từ thời Chúa Giê-su, và điều này có nguy cơ làm cho chúng ta hiểu sai tất cả.
Ngày nay khi chúng
ta nghe chữ giá chuộc, là hiểu trong ngữ cảnh bắt con tin, là giá phải trả cho người bắt con tin để giải thoát nạn nhân.
Chữ « giá chuộc » là số tiền phải trả.
Người ta thường nói, kẻ bắt con tin đòi một « giá chuộc thật cao ».
Trong lúc thời Chúa Giê-su, chữ « giá chuộc », có nghĩa là
« giải thoát », tức là điều duy nhất quan
trọng đáng lưu ý ở đây.
Chữ gốc Hy-lạp được dịch là « giá chuộc » là một chữ cùng loại của một động từ có nghĩa « cởi ra, tháo gỡ, giải thoát ».
Đây chính là một phản nghĩa khi dịch bản tiếng Hy-lạp của Tin Mừng theo
Thánh
Mác-cô, làm cho hiểu Chúa Giê-su phải trả một giá nào cho chúng ta.
Sự phản nghĩa này làm méo mó
hoàn toàn hình ảnh Thiên Chúa :
Có một bài hát No-en còn
tưởng làm đúng đắn viết lên lời nói hầu làm hạ cơn giận Thiên Chúa. Người sáng tác có lẽ không đọc hết Cựu Ước.
Trong lúc đó các môn đệ Chúa Giê-su thì họ đọc kỹ Cựu ước, vì thế chắc hẳn họ không bị hiểu sai vì sự phản nghĩa
ấy !
Hơn nữa tất cả Thánh Kinh kể lại công trình thật dài của Thiên Chúa để giải thoát khỏi mọi hình thức nô lệ, trước tiên là dân Ngài, sau đó là cả nhân loại.
Chúa là Thiên Chúa
giải thoát, đó là kinh Tin Kính của dân Ít-ra-en.
Hơn nữa sách Xuất Hành có kể lại thời người ta
còn
tin phải trả cho Thiên Chúa một thứ gì đó để được « chuộc » trước mặt Thiên Chúa, thì ông
Mô-sê trả lời rằng :
« 16Ngươi sẽ lấy tiền con cái Ít-ra-en chuộc mạng mà dùng vào việc phục vụ Lều Hội Ngộ: đối với con cái Ít-ra-en, đó sẽ là kỷ vật trước nhan ĐỨC CHÚA nhắc nhở rằng các ngươi đã chuộc mạng. » ( Xh 30,16). Đồng tiền ấy chỉ cân 7 gơ-ram ( một cách nói một đồng tượng trưng) .
Ông Mô-sê còn nói rõ, giàu nghèo gì cũng có một giá, vì trước mặt Chúa sinh mạng mỗi người như nhau.
Ngoài ra, chúng ta đều biết tất cả các tiên tri đều cực lực đấu tranh chống lại thói quen dâng người làm lễ toàn thiêu, tất cả đều công nhận là một điều ghê tởm.
Vì thế khi các môn đệ nghe nói : « hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người », không một giây phút nào các
ông có thể nghĩ rằng Đức Chúa Cha đòi hỏi hiến tế Con Mình để làm hạ cơn giận :
Họ đã biết từ lâu, Thiên Chúa không hề nổi giận chống lại nhân loại và
cũng không bao giờ muốn lễ người toàn thiêu.
Ngược lại, họ chờ
đợi một cuộc giải phóng : trước hết và dĩ nhiên là khỏi ách đô hộ
La-mã.
Sự hiểu lầm đó còn kéo dài cho
nhiều người, kể cả Giu-đa.
Một cách sâu sắc hơn, họ là những người có đức tin và họ chờ đợi một sự giải phóng
vĩnh viễn nhân loại khỏi sự đau khổ
đang dày
vò họ, về mặt thể lý, tinh thần
hay tâm linh.
Thế rồi họ nghe Chúa Giê-su nói với họ : « Thầy phải hiến cả đời sống của Thầy cho công trình thiêng
liêng giải phóng nhân loại ».
Nhưng Chúa cũng nói
công trình cứu độ loài người phải
trải qua sự hoán cải nội tâm của con người,
và
điều này sẽ dẫn Ngài đến cái chết, Ngài biết thế.
Đây là lần thứ ba Chúa loan báo cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Ngài : lời loan báo này chỉ xác nhận nỗi sợ của các ông.
Vài câu trước của bài Phúc Âm, Thánh
Mác-cô ghi nhận rằng Chúa Giê-su dẫn đầu cả nhóm lên đường đến Giê-ru-sa-lem, các tông đồ lê bước đi theo không vội vã gì vì các ông sợ. Các ông sợ là đúng lắm, biết rằng những
gì
chờ đợi các ông ở Giê-ru-sa-lem.
Trong nhóm có hai người tách biệt ra, có lẽ là hai người can đảm nhất- hay
sáng
suốt nhất ?. Gia-cô-bê và Gio-an, Chúa « đặt tên cho hai ông là Bô-a-nê-ghê, nghĩa là
con của thiên lôi »( Mc 3,17)
.
Trong lúc lời loan báo lần thứ ba Chúa xác nhận nỗi sợ hãi của các ông, hai ông
này chỉ nghĩ đến kết cuộc và đặt câu hỏi với Chúa để được an tâm. Chúng con sẽ dũng cảm đương đầu bên Thầy tại Giê-ru-sa-lem, xin
Thầy cho chúng con biết chúng con có được phần vinh quang của Thầy sau này không ?
Chúa Giê-su trả lời : « Các
anh không biết các anh xin gì!
Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không? » ( c 38).
Chúng ta nhận ra đây như một tiếng vang lời nguyện của Chúa trong vườn Giét-sê-ma-ni: « Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không
sao tránh khỏi, thì xin vâng ý
Cha. » ( Mt 26,42), là cách nói, Thầy không thể tránh được con đường đau khổ dẫn đến sự chết mà con người đang dựng lên trước mặt Thầy : còn các con, các
con có thể theo Thầy trên con đường ấy không ?
Đoạn này có thể giúp chúng ta phân tích rằng, rất có thể vấn đề của các môn đệ và câu trả lời của Chúa Giê-su cũng có tiếng vang trong cộng đoàn của thánh sử Mác-cô trong lúc viết bài Tin Mừng này, vì sự bách hại đã là một thực tế.
Suốt từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, câu của Chúa Giê-su còn vang dội : Công trình cứu độ chưa hoàn tất, còn cần nhiều chứng nhân, nhiều tử đạo nữa.
Nếu suy nghĩ kỹ, câu sau cùng của Chúa thật lạ lùng : «Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ ».
Thế nhưng, Con Người theo Tiên Tri Đa-ni-en đến thế gian để loài người tôn vua( Đn7). Thật lạ lùng, chân dung một vị vua quỳ gối trước con người thay vì ngự trên ngai trên hết mọi người.
Đây mới là sự hoán cải từ tâm hồn con người :
« Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 43 Nhưng giữa anh em thì không được như vậy ».
Các con là môn đệ của Thầy, các con là nòng cốt và là men của nhân loại mới, hãy xứng đáng là hình ảnh của Con Người, hãy là những kẻ phục vụ.
***
***
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân Hiệu đính: Khổng Nhuận
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân Hiệu đính: Khổng Nhuận
Leave a Comment