“ Từ bỏ ”…chỉ để nói cho vui!!!
“ Từ bỏ ”…chỉ để nói cho vui!!!
CN
Lung Linh
Thầy
Giêsu đã từng khuyên nhủ:
"Ai
muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác
thập giá mình mà theo.
Quả
vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì
Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.
Vì
nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?
Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? (Mt 19: 24-26)
Trong
lời khuyên của Thầy Giêsu có 2 điều khó hiểu:
·
Điều thứ nhất: Nếu tôi phải từ bỏ chính mình thì tôi
lấy cái mình nào để vác thập giá mình mà theo Chúa?
Thực vậy, nếu tôi từ bỏ “cái
tôi” – Cái tôi bị biến mất. Một khi “cái tôi”
biến mất thì cái tính xác thịt đâu còn chỗ dung
thân nữa!!
Thế thì lúc đó, cái gì
đứng ra để vác thập giá??
Không lẽ “cái
Linh hồn” đành phải ghé vai vào mà vác Thập
giá??
Linh hồn làm sao vác thập giá??
Ngay cả cách nói:
Bấy
giờ Người nói với các ông : “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với
Thầy.” (Mt 26:38)
Tâm hồn ở đây không có nghĩa là Linh
hồn..mà chỉ là cảm xúc phát xuất từ bộ não thân xác
qua những hệ thống thần kinh…
Vậy thì cái gì chịu ghé vai vào để vác
thập giá ?? Quả thực là khó hiểu!!!
·
Điều thứ hai: Nếu ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.
Như vậy, mạng sống mất và mạng sống tìm được - là cùng một mạng sống duy nhất ??
hay là 2
mạng sống khác nhau????
Chúng ta ai cũng biết con người mình gồm thân xác và linh
hồn.
Nếu bảo rằng liều mất mạng sống thân xác thì sẽ tìm được mạng sống ấy
– cũng có nghĩa chính là mạng sống thân xác!!. Vô lý!!
Còn nếu bảo rằng liều mất mạng sống linh hồn thì càng vô lý hơn.
Bởi vì Linh hồn là giống thiêng liêng chẳng hề chết được!!!
Khó hiểu quá nhỉ!!!
Đã khó hiểu thì chớ… tới khi áp dụng lại càng lúng túng
hơn.
Quan niệm về TỪ BỎ??
TRƯỚC KIA, chúng
tôi học được 2 quan niệm về từ bỏ như sau:
1.
Quan
niệm thứ nhất:
Trước hết là
từ bỏ những níu kéo từ bên ngoài. Chẳng hạn như
những níu kéo của tiền bạc, của danh vọng và ngay cả của những người chúng ta
thương mến….
Tiếp đến, là
phải từ bỏ những ước muốn từ bên trong, nhất là
khi những ước muốn này đi ngược lại với những đòi hỏi
của Chúa.
Đây không
phải là chuyện dễ dàng, bởi vì kinh nghiệm cho thấy, chúng ta luôn bị giằng co
giữa sự thiện và điều ác, để rồi cuối cùng chúng ta đã đầu hàng, đã chạy theo sự ác
như lời thánh Phaolô đã diễn tả:
Sự thiện tôi muốn thì
tôi lại không làm, còn điều ác tôi ghét thì tôi lại làm.
Sống từ bỏ
như thế là sống chiến đấu không ngừng.
2.
Quan niệm thứ hai: Cuộc
đời Chúa Giêsu là một cuộc từ bỏ không ngừng.
Từ bỏ trời để xuống đất. Từ bỏ
địa vị Thiên Chúa để làm người.
Từ bỏ cuộc sống an nhàn nơi thôn làng để đi vào cuộc phiêu lưu
rao giảng Tin Mừng.
Từ bỏ cứu thế
bằng con đường dễ dãi do ma quỉ xúi giục, để đi
vào con đường chật hẹp khó khăn theo ý Đức Chúa Cha.
Cuộc từ bỏ
cam go nhất chính là từ bỏ ý riêng mình. Đó là
một cuộc chiến khốc liệt khiến Người phải toát mồ hôi máu. Nhưng Người đã đi
đến cùng con đường từ bỏ.
Hình ảnh
Người chết trần trụi trên thánh giá là hình ảnh
một người từ bỏ tất cả đến tận cùng.
Không còn một
chút hơi thở.
Không còn một
giọt máu.
Không còn một
chút danh dự.
Không còn gì
cả.
Nghe thì có vẻ rất có lý, rất bài bản…Nhưng sau khi
nghiên cứu Kinh Thánh và dần dần tập sống với Chúa, chúng tôi lại nhận ra rằng:
1.
Quan niệm thứ nhất: Từ bỏ là sống
chiến đấu không ngừng.
Có thể nói đây là kế hoạch “Sống dở chết dở”
Tại sao gọi là “Sống dở chết dở”???
Bởi vì quan niệm này trình bầy như sau:
- Phải Từ bỏ
những níu kéo từ
bên ngoài:
Khó lắm: “Đồng tiền liền khúc ruột” mà.
Danh vọng cũng rất quan trọng: “Phải có danh gì với núi sông”.
- Thêm vào đó,
còn phải từ bỏ những
ước muốn từ bên trong theo đòi hỏi của Chúa.
Khổ một nỗi là: Chúa là đấng toàn thiện nên Chúa cũng
muốn đòi hỏi chúng tôi phải toàn thiện..
Trong khi đó chúng tôi quá yếu đuối..chưa chi đã đầu hàng, đã chạy theo sự ác!!
Cuối cùng đi tới kết luận:
Từ bỏ là sống
chiến đấu không ngừng.
Nghe sao mà bi thảm quá vậy!!!
Chúng tôi thử tìm
hiểu nguyên nhân gì dẫn tới hậu quả thảm thương này:
Nguyên nhân chính là:
Tôi cứ phải gồng mình lên, mang hết sức bình sinh của “cái tôi” ra
mà chiến đấu với cả một đạo binh ma
quỷ..
Người hỏi nó
: “Tên ngươi là gì ?” Nó thưa : “Tên tôi là đạo binh, vì
chúng tôi đông lắm.” (Mc 5:9)
Càng chiến đấu càng thua. Đánh nhỏ thua nhỏ. Đánh lớn
thua lớn!!!
Tại sao vậy?
Rất đơn giản. Trong khi chiến đấu, tôi chẳng thấy Chúa đâu
cả, thành thử ra Chúa vốn thực sự sống trong tôi ..nhưng tôi chẳng bao giờ tận
dụng sức mạnh toàn năng của Ngài để chiến đấu. Thua là phải.
Cuối cùng “cái tôi”
vẫn hoàn “cái tôi”.. tôi cứ ôm khư khư
nó vào lòng mình…có từ bỏ được chút nào đâu!!!
2.
Quan
niệm thứ hai: Cuộc
đời Chúa Giêsu là một cuộc từ bỏ không ngừng.
Có thể nói đây là kế hoạch “Đem con bỏ chợ”.
Thật vậy, mang cuộc đời Đức Giêsu để làm gương cũng có
điểm tích cực nhưng cũng khó có thể mang tới hiệu quả tốt đẹp.
Tại sao vậy?
Lý do: Ngưòi ta lý luận rằng:
Đức
Giêsu là Chúa, đấng toàn năng toàn thiện.
Tôi
yếu đuối, tội lỗi ngập đầu. Làm sao bắt chước Chúa cho được???
Có khác gì mướn một võ sư thượng thặng về nhà biểu
diễn vài chiêu tuyệt luân cho thằng bé xem. Rồi bảo nó:
“Hãy bắt chước võ sư” rồi đẩy nó ra chợ hành hiệp!!!!
Như thế có khác gì “Đem
con bỏ chợ” đâu????
Thế thì không lẽ việc Từ bỏ này chỉ để nói
cho vui hay sao??
Không phải thế.
Không phải để nói cho vui.. mà phải từ bỏ thực sự chứ..
Nhưng có lẽ nên trình bày một phương thế khác tích cực hơn..hy
vọng mới từ bỏ nổi..
Chúng tôi tạm gọi là “PHƯƠNG
PHÁP THAY THẾ”
Chiến lược này như sau.
Trước hết : Đừng bao giờ nhủ lòng mình: hãy từ
bỏ..hãy từ bỏ..
Càng không nên phùng mang trợn mắt quyết tâm: hãy từ bỏ “cái tôi”..
Thay vào đó, hãy nhủ lòng mình hàng ngàn lần, hàng triệu lần….
Chúa
đang sống với tôi, trong tôi. Sức mạnh
của Ngài tràn ngập trong tôi…
Chính sức mạnh này giúp tôi có thể vượt qua khó khăn,
vất vả, đau khổ, kể cả những cơn cám dỗ… tương đối dễ dàng hơn. Tôi không phải khốn
khổ, vất vả chiến đấu một mình cô độc như xưa nữa.
Hoặc là:
Chúa
đang sống trong trong tâm hồn tôi. Tình
yêu Chúa bao phủ toàn thân tôi.
Tôi có thể tha thứ dễ dàng hơn nhờ vào chính tình yêu vô biên
của Chúa đang trào dâng trong tôi. Con tim tôi không còn phải rướm
máu, uất nghẹn như xưa nữa. Nó bỗng trở nên nhẹ tênh, thênh thang như mây trời
và tạo ra những hạt
mưa tình thương li ti mát dịu
bay bay khắp không gian, thấm vào lòng người.
Chúng tôi đã cảm nghiệm rằng:
với “PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ” này,
Tôi tận dụng sức mạnh
và tình yêu của Chúa đang trào dâng trong tâm hồn.
Không cần đánh, cũng thắng. Không cần phải tốn hơi tốn
sức..
Đây chính là cuộc từ bỏ tích
cực nhất.
Đây cũng chính là cuộc từ bỏ hiệu quả nhất.
Và đây thực
sự là cuộc từ bỏ tuyệt vời nhất ….
Tóm lại, điều QUAN TRỌNG là..
Đừng bao giờ vung tay, trợn mắt hét lên: từ bỏ ma
quỷ, từ bỏ
thế gian, từ bỏ
xác thịt…
Nhưng quyết tâm bám chặt vào Chúa, bám chặt vào Chúa, bám chặt vào Chúa…
Bằng cách mỗi ngày, thỉnh thoảng lắng lòng xuống 15 giây để cảm nhận
ánh mắt Chúa đang theo dõi mình…bàn tay Chúa đang dìu dắt mình... tình yêu Chúa
đang bao phủ mình…
Kiên trì tập sống với Chúa suốt 3 tháng đầu tiên, tôi
chợt khám ra ra rằng:
Điều quan tâm không phải là từ bỏ, từ bỏ, từ bỏ …mà chính là tập cảm nhận sự hiện diện của Chúa trong
cuộc sống thường ngày của mình ít là 5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 giây
cũng là phúc bảy mươi đời rồi….
Leave a Comment