Vợ chồng là hình ảnh của Thiên Chúa
PHÚC ÂM CN XXVII TN B ( Mc10, 2-16) 07 10 2018
Vợ
chồng là hình ảnh của Thiên Chúa
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
2 Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su và hỏi rằng: "Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không? " Họ hỏi thế là để thử Người.
3 Người đáp: " Thế ông Mô-sê đã truyền dạy các ông điều gì? "
4 Họ trả lời: "Ông Mô-sê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ."
5 Đức Giê-su nói với họ: "Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê mới viết điều răn đó cho các ông.
6 Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ;
7 vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình,
8 và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai,
nhưng chỉ là một xương một thịt.
9 Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly."
10 Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điều ấy.
11 Người nói: "Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình;
12 và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình."
13 Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng
các môn đệ la rầy chúng.
14 Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng.
15 Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào."
16 Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.
Phải tin rằng ly dị đã là một đề tài hội thoại !
Có những người được coi như là những kẻ khoan dung thái quá và những người nghiêm ngặt. Những người Pha-ri-sêu đến đặt câu hỏi với Chúa Giê-su : «Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không? ».
Vì sao câu hỏi ấy có ý thâm hiểm ?
Thánh Mác-cô không
nói nhưng chỉ ghi nhận là các người Pha-ri-sêu có ý định thách đố Chúa Giê-su. Mọi người chờ đợi Chúa trả lời, có hay không, hay
là được phép hay cấm. Nhưng như thường lệ Chúa không trả lời thẳng,
Ngài
giúp người đối diện tìm lấy câu trả lời.
Để bắt đầu, Ngài mời gọi trở về với
luật Mô-sê :
« Thế ông Mô-sê đã truyền dạy các ông điều gì? ». Thật ra Mô-sê chẳng có dạy điều gì. Các lề luật ban trong sa
mạc Si-na-i không nói đến ly dị, và trong suốt Cựu Ước, không có lần nào có một đoạn nào có thể xem như một bộ luật hôn nhân qui định những điều kiện phải theo trong trường hợp ly dị.
Chỉ có một điều duy nhất, có lẽ điều này nằm trong đầu các người Pha-ri-sêu, đó là một đoạn trong Đê-nhị-luật công nhận ngầm là có ly dị bởi vì theo luật cấm người đàn ông đã ly dị lấy lại người vợ mình đã rẫy.
Chính xác câu các
người Pha-ri-sêu dựa vào đó bắt đầu như sau : «1 Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng rồi, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra khỏi nhà » ( Đnl
24,1).
Ở đây không cho phép
mà cũng không cấm, cũng không có điều kiện nào liên quan đến ly dị,
nhưng chỉ có những điều ghi nhận một tình trạng hiện hữu.
Việc ly dị rõ ràng có thật và phong tục lập giấy chứng
thư ly dị được xác định. Có lẽ đây là cái bẫy của những người
Pha-ri-sêu ?
Để xem Chúa Giê-su có biết luật hay không.
Nhưng Chúa Giê-su còn đi xa
hơn. Câu trả lời của Ngài được chọn trong một lãnh vực khác ! Chúa dựa vào dự án của Thiên Chúa :
« 6 Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ ».
Chữ lúc khởi đầu, trong Thánh Kinh không có nghĩa ban đầu theo thời gian, mà có nghĩa là công trình tiên khởi, từ đó là hệ quả của mọi sự.
Câu « 6 …lúc
khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ » thuộc về bài tường thuật đầu tiên của công trình Tạo Dựng ( St 1,27)
nhưng Chúa Giê-su thêm ngay vào một trích dẫn từ bài tường thuật Tạo Dựng
thứ hai : « 24 Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt » ( St2,24).
Chúng ta cũng đừng quên sách Sáng Thế không nói về một người nam hay một người nữ nào riêng biệt. Sách Sáng Thế nói chung về loài người trong ấy người
nam và
người nữ không thể phân ly.
Cách trình bày chúng ta đọc trong Bài Đọc Một cũng nói như thế « Con người ở một mình thì không tốt » ( St2,18), câu
này không có nghĩa là người đàn ông sống độc thân là không tốt, nhưng là loài người chỉ toàn vẹn khi có nam và có nữ. Chúa Giê-su nói tiếp : « sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly », tức là Thiên Chúa đã tạo dựng trong sự hiệp nhất, con người không phân chia ra.
Vì chỉ trong một quan hệ
bằng đối thoại vừa xa cách vừa thật mật thiết
với nhau, lúc ấy loài người mới thật là chính mình, tức là giống hình ảnh Thiên Chúa.
Bài Sáng Thế hôm nay rất gợi ý, vì Chúa Giê-su chỉ nói một phần thôi mà tất cả những người đối thoại với Chúa đều biết nằm lòng tất cả câu Thánh Kinh : « 27 Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ » ( St 1,27).
Cả vợ chồng mới là hình ảnh của Thiên Chúa.
Không phải ngẫu nhiên mà trong sách Diễm Ca, khi muốn mạc khải
mầu nhiệm mật thiết của Thiên Chúa, sách lấy ví dụ bằng lòng hăm hở, sự dịu
dàng và thân mật của một cặp tình nhân.
Và ngay cả đến ngày nay những người anh em Do Thái của chúng ta cũng còn đọc sách Diễm Ca trong ngày Lễ Vượt Qua, tức là ngày trọng thể tưởng niệm
Giao Ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài.
Chúng ta đang ở tâm điểm của mầu nhiệm công trình của Thiên Chúa. Đây là một điều cao cả hơn là vấn đề sở hữu, như các người Pha-ri-sêu nghĩ : «chồng có được phép rẫy vợ không? ».
Người vợ bị đối xử như một đồ vật, người ta lấy về rồi người ta cũng
có
thể rẫy đi.
Người đàn ông, hình ảnh của Thiên Chúa là một người đàn ông tự do, từ bỏ sự đùm bọc của gia đình mình, để đến kết hợp với người phụ nữ, gắn bó với vợ mình như thế, để tạo nên một tổ ấm, vững chắc như gia đình mình trước kia.
Tin Mừng theo thánh Mát-thêu kể rằng các môn đệ Chúa Giê-su nói : « Nếu làm chồng mà phải như thế
đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn » ( Mt 19,10)
Chúa Giê-su nâng họ lên mầu nhiệm và kế hoạch của
Thiên
Chúa, nhưng họ còn ở trong thực tế hằng ngày, lắm khi không dễ, nếu không, vấn đề ly dị không đặt ra.
Thật vậy nếu chúng ta muốn nâng lên hàng mầu nhiệm ấy, phải có ơn Chúa. Chỉ trong ơn Chúa chúng ta mới có thể đi vào mầu nhiệm của tình yêu, với những đòi hỏi của mầu nhiệm ấy. Chỉ trông cậy vào sức mạnh của chúng ta, Chúa gọi là « cứng lòng », chúng
ta không thể đáp ứng lại ý định của Đấng tạo dựng.
Vì lẽ đó mà Lề Luật bắt buộc phải theo. Khi Chúa Giê-su nói với người Pha-ri-sêu «Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê mới viết điều răn đó cho các
ông » ( c5) là Ngài muốn nói Lề Luật chỉ là một giai đoạn
của kế hoạch sư phạm của Thiên Chúa.
Nhưng một khi chúng ta ở trong Nước Trời, chúng ta còn
biết một lề luật hoàn
hảo hơn, đó là
luật tình
yêu.
Xin còn một nhận xét sau cùng trước khi kết thúc.
Ngôn sứ Ma-la-khi cũng đã đối chiếu giữa vấn đề ly dị và bài sách Sáng
Thế về ý định của Thiên
Chúa :
« 15 Người đã chẳng làm nên một hữu thể duy nhất có xác thịt và thần khí đó sao?
Vậy hữu thể duy nhất
này tìm cái gì?
Một dòng dõi của Thiên Chúa. Các ngươi hãy coi chừng và chớ phản bội người đàn bà ngươi đã cưới trong tuổi thanh xuân » ( Ml2,15).
Đối với Ma-la-khi, sự đòi hỏi bất khả
phân ly dựa vào sự cần thiết nối dõi và gia đình. Ở đây cũng thế, chỉ là một giai đoạn của sư phạm tính của Thánh Kinh.
Chúa Giê-su còn đi xa hơn,
định mệnh thật sự của đời sống vợ chồng là hình ảnh của
Thiên Chúa.
***
***
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân Hiệu đỉnh: Khổng Nhuận
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân Hiệu đỉnh: Khổng Nhuận
Leave a Comment