Sống đời đời không phải là phần thưởng cho mai sau
PHÚC ÂM CN XXVIII TN B ( Mc10,17-30) 14 10 2018
Sống đời
đời không phải là phần thưởng cho mai sau
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô
17 Đức Giê-su vừa lên đường, thì có một
người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi:
"Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để
được sự sống đời đời làm gia nghiệp? "
18 Đức Giê-su đáp: "Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa.
19 Hẳn anh biết các điều răn: Chớ
giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian,
chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ."
20 Anh
ta nói: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân
giữ từ thuở
nhỏ."
21 Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ
được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi."
22 Nghe
lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
23 Đức Giê-su rảo
mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ:
"Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết
bao! "
24 Nghe
Người nói thế, các môn đệ
sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: "Các con
ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao
25 Con
lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước
Thiên Chúa."
26 Các
ông lại càng sửng sốt hơn
nữa và nói với nhau: "Thế thì ai có thể
được cứu? "
27 Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói: "Đối với loài người thì không thể
được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự
đều có thể được."
28 Ông
Phê-rô lên tiếng
thưa Người: "Thầy coi, phần chúng con, chúng
con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!
"
29 Đức Giê-su đáp: "Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em,
chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng,
30 mà
ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận
được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp
trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự
sống vĩnh cửu ở đời sau.
Chúng ta hãy làm việc một cách đơn giản, đọc bài theo thứ tự. Một người chạy đến quỳ gối xuống và nói :
« Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì ?»…
Người đâu mà đầy thiện ý ! Chúa Giê-su không trả lời thẳng câu hỏi : Ngài bắt đầu hướng người môn đệ tiềm tàng này nhìn về Thiên Chúa chứ không về Mình, Đức Giê-su nói :
« Sao
anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa ».
Sau đó Ngài mới trả lời cho anh
ta. Câu
hỏi đặt ra là « Làm gì để được…gia nghiệp »,
và Chúa Giê-su trả lời cũng cùng một âm vực với người
hỏi : muốn được đời sống đời đời thì phải tuân theo các giới răn : (Chớ giết
người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ
cha kính mẹ).
Thật đáng ngạc nhiên, Chúa nói sót điều răn thứ nhất : « Thờ phượng
một đức Chúa Trời »,
Chúa muốn hướng ngay đến tình yêu anh em
mình.
Người thanh niên trả lời : « Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân
giữ từ thuở nhỏ ».
Anh chờ đợi Chúa ban cho bằng khen, bằng khen anh xứng đáng thật nếu anh thật sự tuân giữ những điều răn ấy từ thuở nhỏ như anh nói.
Nhưng Chúa Giê-su không phải người thầy giáo điều, Ngài không chỉ muốn bảo làm thế nào để sống hợp lệ. Ở đây chúng ta chứng kiến như tiếng vang của bài Giảng Trên Núi trong Tin Mừng Chúa Ki-tô theo thánh Ma-thêu : « 21 Anh
em đã nghe Luật dạy người xưa rằng….22 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em
biết » ( Mt 5,21 ;22) .
Các giới răn là một giai đoạn, và chỉ là một giai đoạn mà thôi.
Người thanh niên ấy đã đánh mất một cơ may của
đời anh ta :
Chúa Giê-su yêu mến anh và gọi anh theo Ngài.
Khi nói thế, Chúa Giê-su mạc khải cho anh,
sống đời đời không phải là phần thưởng
cho mai sau,
nhưng là sống
với Ngài ngay bây giờ và mãi mãi.
Kế hoạch của Chúa là qui tụ mọi người trong Chúa Ki-tô, người thanh niên ấy được mời tham dự,
một trong những người đầu tiên.
Thế nhưng lời đề nghị của Chúa đánh đúng ngay vào điểm yếu của cuộc sống người ấy để có thể theo Chúa Giê-su, hầu hoà nhập vào nhóm những môn đệ của Ngài, không những chỉ như
thế, anh còn phải được tự do nữa :
« Anh chỉ
thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có ».
Bấy giờ anh hiểu ngay, của cải đã bám víu
anh, anh như bị trói buộc, hoàn toàn bị lệ thuộc như một thứ ma tuý. Anh buồn bả bỏ đi, và cơn buồn của anh vang lên như một lời tự thú.
Chúa Giê-su chỉ nhận xét : « Những người có của thì khó vào Nước
Thiên Chúa biết bao! ». Ngài không có đến hòn đá gối đầu cũng phải công nhận con người chọn những tài khoản ngân hàng hơn là tình yêu Ngài đề nghị.
Trong lúc ấy, thánh sử Mác-cô nói rằng các môn đệ sững sờ. Họ cũng thế, họ không cùng một làn sóng với Chúa Giê-su.
Theo thông lệ, các của cải được xem như món quà của Thiên Chúa. Thế nhưng Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng : « 25 Con
lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa ».
Hình ảnh này làm cho chúng
ta luôn ngạc nhiên, nhưng Chúa Giê-su không phải là người đầu tiên và người duy nhất để diễn tả một điều gần như không thể được.
Ví dụ như một tài liệu Do Thái cùng thời với Thánh Kinh ( Sách Talmud thành Ba-by-lon) cũng dùng
hình ảnh con voi chui qua lỗ kim.
Ví dụ như : «24 Quân dẫn
đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà » ( Mt23,24),
hay « cọng rơm
và sà nhà trong mắt » ( Lc6,21).
Hình ảnh ấy làm khó chịu, nhưng Chúa Giê-su cố ý
cảnh báo chúng ta « vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao ».
Cuối cùng có lẽ những của cải chiếm hữu chúng ta. Có thể vì lẽ đó là những gì chúng ta không thể chia sẻ cho người nghèo hơn chúng ta. Và cho dù cách nói triệt để ấy của Thánh Kinh không làm cho chúng ta hài lòng,
chúng ta cũng không thể xoá bỏ được…
Có thể, và sau cùng vì lẽ của cải dạy cho chúng ta không cần đến ai, nên không dạy cho chúng ta ở vị trí của kẻ cần đến những của cải ấy, trong vị thế người lãnh nhận.
Tất cả những điều ấy làm cho các môn đệ khó hiểu :
«Thế thì ai có thể
được cứu? ».
Câu trả lời của Chúa Giê-su không
trấn an các ông ngay : « Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa
thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được ».
Ở đây ý định của Chúa Ki-tô không phải làm nhụt chí một ai cả, Ngài chỉ muốn cho người ta ý thức và đặt mọi sự vào vị trí của nó. Đối với Thiên Chúa tất cả đều có thể được, Chúa có những điều kiện để cứu độ chúng ta. Chỉ có Ngài là có thể và muốn giải thoát chúng ta.
Nỗi buồn của người thanh niên giàu có là một điều tốt : anh ta bắt đầu ý thức. Đến khi nào anh ta hết muốn « làm », tức là tự mình tạo nên, để « có »,
tức là nhận ơn cứu độ, khi ấy rốt cục anh ta có thể lãnh nhận ơn cứu độ Thiên Chúa sẽ ban cho anh.
Chúa Giê-su trả lời cũng dùng một cách lý luận của anh : tức là tự thực hiện lấy ơn cứu độ. Nhưng cách ấy người giàu không thể theo được, nhưng may thay, không phải như thế.
Chúa Giê-su đề nghị đảo ngược hẳn triển vọng chúng ta :
ơn cứu độ không hệ tại chúng ta có xứng đáng hay không mà
chỉ lãnh nhận trong tư thế khiêm nhu quỳ gối tạ ơn vì lãnh nhận được.
Nhưng muốn được như thế phải
hoàn
toàn tự do, từ bỏ những gì cản trở chúng
ta.
Các môn đệ cũng còn trong não trạng ban cho và xứng đáng : ( c28)
« Thầy coi, phần chúng con,
chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy! » ( Có ý nói chúng con cũng
xứng đáng được chút gì ).
Thật ra về phần thưởng thì Chúa chỉ loan báo sự thương khó. Ngài cảnh báo : « Đừng chờ đợi được vỗ tay khen thưởng ».
Thế nhưng Chúa hứa cho hơn nhiều những gì họ hi sinh :
gấp bội lần. Chúa còn hứa cho họ sự sống đời đời,
như một món quà chứ không như một phần thưởng.
***
***
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân Hiệu đỉnh: Khổng Nhuận
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân Hiệu đỉnh: Khổng Nhuận
Leave a Comment