Thực sự chúng ta là con Thiên Chúa




BÀI ĐỌC 2 LỄ CÁC THÁNH B ( 1Ga3, 1-3) 01 11 2018

Thực sự chúng ta là con Thiên Chúa

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
1 Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào:

Ngư
ời yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa
-mà
thực sự chúng ta là con Thiên Chúa.
S
ở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta,
là vì th
ế gian đã không biết Người.
2 Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa;
nhưng chúng ta s
ẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ.
Ch
úng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện,
ch
úng ta sẽ nên giống như Người,
v
ì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.
3 Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Ki-tô
thì làm cho mình nên thanh s
ạch
như Người l
à Đấng thanh sạch.

Không có lý do gì các môn đệ lại được ưu đãi hơn Thầy…và Chúa Giê-su đã báo trước : « 18 Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước.19 Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.20 Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em.21 Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy » ( Ga 15 , 18-21) .
Đoạn này để nói lên mối liên quan, không thể nào không nhập nhằng giữa Chúa Giê-su và thế gian.
Một đàng Chúa Giê-su đến để cứu độ thế gian ; và về phần Giáo Hội, Giáo Hội không có lý do gì tồn tại nếu không phải là để phục vụ thế gian ; vì thế phải bắt đầu bằng yêu thế gian.
Đàng khác, Chúa Giê-su, rồi đến các môn đệ  được « tách ra » khỏi thế gian, vì thế nhất thiết là không được thế gian biết đến, bị ghét bỏ, bách hại.
Điều thứ nhất, Chúa Giê-su đến để cứu thế gian,
sự cứu độ chủ yếu là khám phá ra dung nhan thật của Thiên Chúa.  
Chúng ta đã nghe trong cuộc Thương Khó Chúa Giê-su, lời Ngài nói với Phi-la-tô : « Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật » ( Ga18 , 37).
Và sở dĩ Chúa muốn cứu thế gian là vì Ngài yêu thế gian.
« 16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ» ( Ga 3,16-17).
Thánh Gio-an lập lại sau đó : « 9 Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống » ( 1Ga 4,9).
Vậy thì, Chúa yêu thế gian và muốn cứu độ thế gian.  Chúa Giê-su yêu thế gian và muốn cứu độ thế gian ; Tôi rất muốn nói lên : anh em  thấy đó, những gì chúng ta còn phải làm.
Thánh Au-gút-ti-nô  khi xưa nói : « Nếu bạn muốn yêu Chúa Giê-su Ki-tô bạn hãy trải lòng bác ái trên khắp thế gian, vì cả tứ chi của Ngài ôm cả thế gian…Đấng Ki-tô yêu thân thể của Ngài. ».
Và thánh nhân làm một sự so sánh : hãy tưởng tượng một người muốn ôm hôn bạn, trong lúc người ấy mang đôi giày sắt to tướng đạp lên chân bạn. Này ! nếu chúng ta không yêu thế gian, thì giống như chúng ta đang đạp lên chân Chúa vậy…Và cha Teihard de Chardin nói :  « Ta chcó thể hoán cải những người ta yêu thương ».
Nhưng, điều thứ hai, chúng ta biết rằng yêu một người không nhất thiết lúc nào cũng phải đồng ý với những thủ đoạn của người ấy ! Yêu thế gian, chính chủ yếu là thỉnh thoảng dám nói ngược lại.
Và ch« thế gian », trong trường hợp thánh Gio-an, ngài muốn nhắm đến vài thủ đoạn – thánh Phao-lô thì gọi là thái độ của A-đam, đó là thái đsống xa cách với Chúa. « 10 Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người » ( Ga1, 10) .
Và khoảng cách càng ngày càng đào sâu giữa Đấng Thiên Sai và thế gian đang từ chối Người. Ngay đêm cuối cùng , Chúa Giê-su cũng còn nói trước : « 2 Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa.3Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy( Ga 16,2-3) .
Và Chúa nói tiếp : « 11 Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha…họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian » ( Ga17, 11-14b).
Trong nghĩa này -  không phải Chúa xem thường con người nhưng là can đảm làm chứng nhân - thánh Gio-an nói ở trên của bài chúng ta đọc hôm nay : « 15 Anh em đừng yêu thế gian và những gì ở trong thế gian. Kẻ nào yêu thế gian thì nơi kẻ ấy không có lòng mến Chúa Cha, 16 vì mọi sự trong thế gian: như dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế gian;  17mà thế gian đang qua đi, cùng với dục vọng của nó. Còn ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì tồn tại mãi mãi. » ( 1Ga 2, 15-17).
Và Chúa Giê-su cũng nói trên hướng ấy : « 33 Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian. » ( Ga16,33) 
Nói cách khác, một ngày rồi cũng sẽ đến, thế gian sẽ biết, sẽ tin vào tình yêu của Thiên Chúa, và con người sẽ ăn ở như con cái Thiên Chúa, và anh em với nhau.
Lý do là chính điều ấy là mục đích tối hậu của lịch sử loài người.
Như thánh Phao-lô nói : « 19 Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người…tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy21 là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang » ( Rm8, 19 ;21)   
Trong lúc chờ đợi, có những người tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, và có những kẻ còn từ chối không tin. Như thánh Gio-an nói trong phần mở đầu Tin Mừng theo ngài:  
«12Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người,
thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa 
» ( Ga 1,12)
Những kẻ ấy, ngay bây giờ được Thánh Thần Chúa dẫn dắt và dạy đối xử với Chúa như Cha :
« 6 Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi! »  ( Gl 4,6)
Đó là ý nghĩa của «… biết Chúa Cha » nơi thánh Gio-an :
 nhìn nhận Ngài như Người Cha, đầy lòng trìu mến và tha thứ, như trong Cựu Ước.
Đối với những ai chưa biết thế, tức là chưa nhận nơi Ngài là Người Cha thì bổn phận của chúng ta là mặc khải điều ấy bằng hành động và lời nói của chúng ta.
Khi ấy, khi Con Thiên Chúa xuất hiện, cả nhân loại sẽ được biến dạng qua hình ảnh của Ngài.
Bây giờ chúng ta hiểu vì sao Chúa nói với người phụ nữ thành Sa-ma-ri « Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban » ( Ga 4,10)
***
                                                                            
Tác giả:  Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures  Socéval Editions

Dịch giả: E. Máccô  Lương Huỳnh Ngân
Hiệu đính : Khổng Nhuận





THÁNH VỊNH CN XXX TN B ( Tv125, 1-6) 25 10 2018 
"Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan " 
1 Ca khúc lên Đền.
Khi CH
ÚA dẫn tù nhân Xi-on trở về,
ta tưởng m
ình như giữa giấc mơ.
2 Vang vang ngoài miệng câu cười nói,
r
ộn rã trên môi khúc nhạc mừng.
Bấy giờ trong d
ân ngoại, người ta bàn tán:
"Vi
ệc CHÚA làm cho họ, vĩ đại thay! "
3 Việc CHÚA làm cho ta, ôi vĩ đại!
ta thấy m
ình chan chứa một niềm vui.
4 Lạy CHÚA, xin dẫn tù nhân chúng con về,
như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam.
5 Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
m
ùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
6 Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo;
lúc tr
ở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng.

Trong bài đọc 1 Chúa nhật hôm nay, Tiên tri Giê-rê-mi-a đã loan báo ngay từ đầu cuộc lưu đày Ba-by-lon, ngày được  hồi hương. Rõ ràng khi bài Thánh Vịnh này được thảo ra, mọi người đã được trở về: « Khi CHÚA dẫn tù nhân Xi-on trở về ». Chúng ta biết câu truyện : Cường quốc Ba-by-lon bị bại trận, vị chúa tể mới, vua Ky-rô có một chính sách khác. Khi ông đánh chiếm được Ba-by-lon, năm 538, ông cho tất cả các dân tộc đã bị Na-bu-ko-đô-nô-so đày sang Ba-by-lon làm nô lệ được trở về quê quán. Dân chúng thành Giê-ru-sa-lem cũng được ân huệ đó như các dân tộc khác. Điều này quá tuyệt vời như một phép lạ, vì thế vua Ky-rô được xem không khác gì  như một thiên sai.
Bài thánh vịnh này gợi lên niềm vui, và xúc cảm của dân chúng được  hồi hương : « ta tưởng mình như giữa giấc mơ. ». Trong những lúc lưu đày xa quê hương cũng có lúc mơ ngày được  trở về nhưng khi sự việc xảy đến không ai dám tin như thế. Cuộc giải thoát này, đối với dân chúng như một sự hồi sinh. Trong kiếp lưu đày ở Ba-by-lon, dân tộc họ thật sự gần như bị kết án diệt vong : quên lãng nguồn gốc, cội rễ, tập quán, bởi ảnh hưởng của bụt thần trong môi trường sống. Để gợi lên sự hồi sinh ấy, tác giả thánh vịnh nêu lên hai hình ảnh thân thương của dân tộc họ, đó là nước và mùa gặt.
Bắt đầu bằng nước : « 4 Lạy CHÚA, xin dẫn tù nhân chúng con về, như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam. ». Phía nam thành Giê-ru-sa-lem là sa mạc Nê-gép, nhưng khi mùa xuân đến những thác nước nuốt lấy các bờ cát để làm xuất hiện ra hằng hà sa số hoa rực rỡ nở rộ. Hình ảnh thứ hai, khi hạt lúa được gieo xuống đất, bị thối nát, có vẻ để chết đi…nhưng khi mầm mọc, thì tựa như cuộc tái sinh… : « 6 Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng ». Đây hẳn là những lời ca gợi lại cảnh mùa gặt mới : trong mọi nền văn minh, mùa gặt vẫn là một dịp mừng vui.
Thế nhưng, ý nghĩa sâu xa hơn, đây là dịp sống lại với quê hương, với văn hoá của mình : khi dân chúng trở về cả xứ sống lại. Câu sau cùng của bài nói lên hoàn toàn ý nghĩa ấy : « 6 Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng » . Nói rõ ra là kiếp nô lệ tù đày đã thuộc về quá khứ : kể từ nay dân chúng vun trồng trên « đất của mình », họ là chủ nhân của chính « mùa gặt của mình ».
«… vai nặng gánh lúa vàng » : Lễ Lều, nguyên thuỷ là một lễ mùa gặt. Chính vì thế trong các nghi lÍt-ra-en có những tục lệ dâng lúa. Hằng năm bài này được hát vào dịp hành hương, vừa lúc đoàn « lên đền » Giê-ru-sa-lem vào dịp Lễ Lều mùa thu. Nếu chúng ta đọc trong Thánh Kinh, các bài này được xếp vào những « Ca khúc lên đền » ( tức là vào dịp hành hương). Mỗi khi hát bài này, họ tưởng niệm một cuộc leo lên khác, đó là đường về sau bao nhiêu năm lưu đày. 
Nhưng Ít-ra-en, khi gợi lại quá khứ, không phải chỉ vì cái thú nhớ lại lịch sử. Nhưng đây là dịp tạ ơn Thiên Chúa vì những kỳ công của Ngài trong quá khứ - đúng ra phải nói tưởng niệm - nhưng nhất là cơ hội múc lấy nghị lực để vững tin vào công trình tối hậu cho ngày mai.  Cuộc giải phóng ấy, sự trở về với sự sống ấy, sự kiện có ghi rõ trong lịch sử, nay  trở nên một lý do để tin vào những sự sống lại khác, những cuộc giải phóng khác. Cũng như trong quá khứ, họ đã ca ngợi cuộc giải thoát khỏi Ai-cập, dĩ nhiên được ngụ ý ở đây ( ví dụ trong bài có ch« vĩ đại » thường để nói đến cuộc giải thoát khỏi Ai-cập), thì cũng như thế, từ nay họ ca ngợi sự giải phóng, trở về sau cuộc lưu đày Ba-by-lon, họ cầu nguyện Thiên Chúa mau đến ngày được giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn.  Vì lẽ đó trong lời cảm tạ có lẫn lời cầu nguyện : « 4 Lạy CHÚA, xin dẫn tù nhân chúng con về ».
Những « tù nhân » này, trước hết là những kẻ còn xa cách, rải rác trong những dân tộc nước ngoài. Nhưng cũng có nghĩa là mọi người : Ít-ra-en ý thức họ có nhiệm vụ cầu nguyện cho tất cả nhân loại.  Điều này rất rõ trong câu thứ hai bài thánh vịnh : « Bấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán: "Việc CHÚA làm cho họ, vĩ đại thay! " ». Không phải một lời của lòng tự phụ : nhưng là lời nhìn nhận sự chọn lựa nhưng không một dân tộc nhỏ bé này của Thiên Chúa, một dân tộc không hơn gì những dân tộc khác ( như sách Đệ Nhị Luật chép). Đây cũng là một niềm vui truyền giáo, nhìn thấy các dân tộc biết cảm nhận tác động của Thiên Chúa, bước đầu dẫn tới sự trở lại để đi đến được giải thoát.
Sự giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn toàn nhân loại, trong bài gọi là « dân ngoại » - đó là đấng Mê-si-a - ngày Lễ Lều mang một chiều kích đón chờ rất mãnh liệt Đấng Mê-si-a. Ví dụ như chính trong buổi lễ này, có một cuộc diễu hành khổng lồ với những bó lúa được nói đến trong bài thánh vịnh, mọi người hát « Hô-sa-na » ( có hai nghĩa « Chúa cứu chúng con »và « hãy cứu dân Ngài ») . Họ cũng hát vang lên câu mọi người đều biết « Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa » ( Mt21,9), đó là lời chúc tụng trước hạn, Đấng Mê-si-a .
Sau bao nhiêu cuộc phiêu lưu của dân tộc ấy, người anh cả chúng ta - như Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô gọi -  xứng đáng để cho chúng ta một bài học cậy trông và  đợi chờ: Chúng ta hãy tin tưởng vào người : « Chủ mùa gặt » ( Mt 9, 38).
***
Tác giả:  Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures  Socéval Editions

Dịch giả: E. Máccô  Lương Huỳnh Ngân
Hiệu đính : Khổng Nhuận


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.