Chủ nghĩa giáo quyền là gì?
Chủ
nghĩa giáo quyền là gì?
28 Tháng Tám, 2018
Đức Phanxicô dành một phần lớn trong triều
giáo hoàng của mình để tố cáo nạn giáo quyền trong Giáo hội. Nhưng chính xác
chủ nghĩa giáo quyền là gì?
Sau các vụ lạm dụng của các giáo sĩ bị tai
tiếng nặng nề, chúng ta thấy rất nhiều câu trả lời cũng như suy nghĩ của giáo
sĩ cũng như giáo dân, kể cả của Đức Giáo hoàng.
Trong thư gởi Dân Chúa về cơn khủng hoảng
hiện nay, thêm một lần nữa, Đức Phanxicô tố cáo một trong các yếu tố chính
của cơn khủng hoảng này: nạn chủ nghĩa giáo quyền. Đây là một
trong những từ mà trong các câu chuyện ở nhà thờ người ta hay nhắc đến.
Chủ nghĩa giáo quyền là cách
nhìn giới tu sĩ một cách lệch lạc, một sự tôn kính thái quá và một khuynh hướng trao
cho hàng giáo sĩ một quyền uy đạo đức tối thượng. Đức Phanxicô đã có một mô tả ngắn về hiện
tượng này: “Các linh mục cảm thấy mình ở bậc trên, họ rất xa với
giáo dân”. Ngài nói thêm,
chủ nghĩa giáo quyền có thể “được chính các linh mục hoặc các giáo dân làm
thuận lợi thêm”. Trên thực tế, giáo dân cũng có thể rơi vào nạn giáo quyền! Họ
nghĩ sự đóng góp của họ vào giáo hội chỉ là thứ yếu, hoặc dù sao thì “linh mục
chắc chắn cũng biết nhiều hơn”. Vì vậy chúng ta phải tôn trọng các thành viên
của hàng giáo sĩ. Họ được Chúa gọi để làm lãnh đạo chúng ta, để làm người hướng
dẫn, người thánh hiến trong đời sống Kitô và chúng ta tôn kính họ là vì vậy.
Thánh I-Nhã Antioche còn tuyên bố, chúng ta phải tôn kính các thầy trợ tế như
tôn kính Chúa Kitô vậy, và giám mục là hình ảnh của Chúa Cha. Ngài còn nói
rằng, “nơi nào có giám mục, nơi đó là Giáo hội Công giáo”.
Người linh mục tham dự vào sức mạnh tông
đồ được chính Chúa Kitô trao truyền. Họ được chỉ định là người chủ chăn của
chúng ta. Họ có quyền lực này bởi bí tích Phong chức dù họ cư xử xấu.
Một linh mục đang mắc tội trọng cũng có
thể dâng lễ, giải tội và ban phép giải dù chính bản thân họ đang “đắm mình
trong tội”.
Qua chức thánh, các linh mục nhận “dấu ấn
không xóa mờ” cho họ hành động trong “tư cách Chúa Kitô” (persona Christi)
và không một tội nào xóa được dấu ấn và ơn này. Đúng vậy, dù một linh mục bị
lên án sa hỏa ngục, linh mục đó vẫn giữ dấu thánh này, điều này có nghĩa sự đau
khổ đời đời của họ còn đau khổ hơn bất cứ ai khác.
Tuy nhiên, đương nhiên quyền lực thánh này
không làm cho linh mục sẽ khôn ngoan hơn, nhận định tốt hơn, và điều quan trọng phải nhớ, họ không
nhất thiết phải đạo đức hơn
người khác. Các linh mục vẫn là con người, mà đã là người thì có tất
cả lỗi lầm (và tội) mà
người bình thường nào cũng có thể phạm.
Chính
các tông đồ cũng có đủ
loại sai lầm, họ không hiểu đúng Lời Chúa, họ phản bội Chúa, chúng ta đừng nghĩ các hậu duệ của các
thánh tông đồ sẽ tránh được các lỗi lầm này.
Ngoài ra nếu nghĩ rằng ơn gọi cao cả của
các linh mục, các tu sĩ được Chúa ban thì cũng nên hình dung nỗ
lực của ma quỷ làm cho họ
rơi rụng. Đó
là một trong các lý do chúng ta phải gia tăng lời cầu nguyện cho các tu sĩ, ý
thức sự việc đời sống của họ trên quả đất này là một cuộc chiến thiêng liêng.
Tìm con đường ngay chính
Trong một lời nói trở thành danh tiếng,
triết gia Aristote thời cổ đại đã nói: “Đức hạnh là sự thăng bằng
giữa các thái cực”.
Vì thế khi cố gắng tránh nạn giáo quyền
thì cũng phải cẩn thận để không rơi vào trường hợp thái quá ngược lại: bài-giáo
quyền.
Dù chúng ta không được để linh mục lên bệ
thờ, thì cũng không hạ thấp họ quá. Cũng không được sỉ nhục hay hạ giá ơn gọi đi tu. Như thế, chúng ta không
tâng bốc cũng không phỉ nhổ.
Ngay từ đầu, Chúa Giêsu đã tạo một quân
bình đúng cho các tông đồ của Ngài. Sau khi mẹ của Thánh Gioan và Giacôbê hỏi
các con trai của mình có thể ngồi bên trái, bên phải của ngài trên Nước Trời
không và các tông đồ khác đang than phiền vì sao hai người này lại có vinh dự
hơn họ, thì Chúa Giêsu trả lời:
“Anh
em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì
lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy:
Ai
muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục
vụ anh em.
Và
ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy
tớ anh em.
Cũng
như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và
hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 20-28).
Chúa Giêsu không tranh cãi sự việc các
tông đồ tranh quyền nhau, nhưng Ngài dạy cho họ hiểu và chứng tỏ cho họ thấy, quyền
lực là dùng để phục vụ. Cũng
như khi cha mẹ nhờ người bảo mẫu giữ con cho mình, người bảo mẫu có “trách
nhiệm” trên con cái của họ. Người bảo mẫu có quyền trên trẻ em, không phải bắt
trẻ con đi ngủ sớm để sau đó thanh thản ngồi xem phim hay có thì giờ trên
Snapchat, nhưng người bảo mẫu đó chăm sóc trẻ con đúng, đi ngủ sớm có lợi cho
sức khỏe. Có trách nhiệm, có nghĩa trẻ con là “trách nhiệm của người bảo mẫu”.
Thánh Phêrô, giáo hoàng đầu tiên là một
trong các môn đệ lớn của Chúa Giêsu. Ngài đã lặp lại lời Chúa Giêsu trong bức
thư đầu tiên của ngài khi ngài viết: “Đừng
lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy
nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 P 5, 3).
Từ thời thánh Gregoria Cả, nhiều giáo
hoàng đã dùng tước hiệu của mình là “tôi tớ của những tôi tớ Chúa” (servus
servorum Dei).
Các thành viên hàng giáo sĩ không phải là thầy của chúng ta,
họ là những người giúp đỡ chúng ta.
Như Đức Phanxicô đã viết:
“Các giáo dân thuộc thành phần tín hữu trung thành của
Chúa.
Và
vì thế họ là nhân
vật chính của Giáo hội và của thế giới này;
chúng
ta (linh mục) được gọi để
phục vụ họ,
chứ
không phải để họ phục vụ chúng ta”.
Giuse Nguyễn
Tùng Lâm (dịch)
Nguồn: phanxico.vn
Nguồn: phanxico.vn
Leave a Comment