Ta cao trọng hơn ông Gioan rồi đó
Ta cao trọng hơn ông Gioan rồi đó
Mt 11,11-15 ; Is
41,13-20
– “trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng
có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả”.
Tại sao chưa từng có
ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả nhỉ ?
Vì vị tiền hô này đã
hấp dẫn được rất nhiều người đến với ông “người
ta từ Giêrusalem và khắp miền Giuđê, cùng khắp vùng ven sông Giođan, kéo đến
với ông”.
Vì sứ điệp Gioan kêu
gọi có phần mạnh mẽ, cứng rắn, quyết liệt và khẩn trương: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”.
Có cùng một lời kêu gọi như Đức Giêsu khi khởi đầu rao giảng.
Vì ông Gioan rất gần
với Đức Giêsu, đi trước để dọn đường và ông ‘chính
là người được ngôn sứ Isaia nói tới: có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn
săn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi’ (Is 40,3…).
– “Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong
Nước Trời còn cao trọng hơn ông”.
Tại sao kẻ nhỏ nhất
Nước Trời còn cao trọng hơn ông nhỉ ?
Vì ông thuộc thời Cựu Ước (hùng mạnh, quyền
uy, dứt khoát…) ‘Cái rìu đã đặt sát gốc
cây : bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa, khi sử
dụng lối hành văn khải huyền vốn rất quen thuộc đối với người Do Thái,
Gioan giới thiệu vị Thiên Sai như nhân vật phải đến để thanh lọc và tẩy rửa trong ngày thế tận ‘Tay Người
cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc
lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi’.
Vì thời Cựu Ước chấm
dứt với ông Gioan, nó đã thuộc về quá khứ dưới chế độ Luật Môsê. “Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước
để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi
không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa”.
Vì bước vào thời đại Tân Ước
với Nước Trời
‘người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch,
kẻ điếc được nghe, người chết sống lại,
kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Mt 11, 2-6) ;
“Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt
đi,
cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng” (Mt 12,20).
Nói tóm lại : Đức
Giêsu không phủ nhận việc tu thân từ bỏ, công minh chính trực của Gioan là điều
cao trọng.
Người lên tiếng ca
ngợi ông là người có cuộc sống đi đôi với lời rao giảng. Ngài hết lời đề cao sự
vĩ đại của ông: “trong số phàm nhân đã
lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả”.
Thế nhưng Ngài cũng thẳng thắn cho biết, những
điều trên không ăn nhằm gì tới Tin Mừng mà Ngài đang rao giảng,
đó là tin và đón nhận
lòng từ bi nhân
hậu vô biên của Thiên Chúa.
Đây mới đích thực là điều
cao cả hơn hết, vì “kẻ nhỏ
nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông”.
Vậy sống Mùa Vọng không cốt yếu hệ tại ở việc cải tà qui chính
hay chấn chỉnh
đời sống, cho dẫu những việc đó có tốt đẹp đến đâu.
Mùa vọng chính là
thời gian mời gọi ta đón lấy hồng ân cứu độ,
đón nhận lòng thương
xót bao la của Thiên Chúa,
đón
chính Chúa vào nhà, vào cuộc sống của ta.
Thế là ta cao trọng hơn ông rồi đó.
“Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được”.
Đương đầu với sức
mạnh là đương đầu với ai,
đương đầu với cái gì
và đã chiếm được chưa ?
Thưa muốn có được câu
trả lời rõ ràng thì hãy tìm đến những người cầu nguyện
mỗi ngày là biết được ngay ấy mà !
“Ta sẽ khai mở sông ngòi trên các đồi trọc, và khe suối dưới các lũng
sâu. Ta sẽ biến hoang địa thành hồ ao, biến đất khô nên mạch nước dồi dào”.
ÔTC
Leave a Comment