Con không muốn bình an, con cự tuyệt bình an
Con không muốn bình an, con cự tuyệt
bình an
GH Francis
Không
kháng lại sự an ủi
Bài đọc thứ
nhất, trích từ Sách Tiên Tri Isaiah
(40, 1-11), là một lời mời gọi đến với sự an ủi:
“Hãy ủi an, hãy ủi an dân Ta, Đức Chúa phán”,
vì “tội lỗi của nó đã được ân xá”.
Điều này nói đến “sự ủi
an cứu độ”, đến tin tốt lành là “chúng ta được cứu”.
Đức Kitô Phục Sinh, trong bốn mươi ngày sau khi Phục
Sinh, đã làm y như thế với các môn đệ của Ngài:
Ngài an ủi họ. Nhưng, chúng ta có khuynh hướng kháng lại sự ủi an,
như thể là “chúng ta an toàn hơn trong những làn sóng
nước bấp bênh của vấn đề nơi chúng ta”.
“Chúng ta đánh cược trên sự bỏ mặc, trên các vấn đề, trên
sự bại trận”;
Chúa hoạt động rất vất vả để ủi an chúng ta, nhưng lại gặp phải sự cự
tuyệt.
Điều này có thể thấy ngay cả với các môn đệ vào buổi
sáng Phục Sinh, là những người cần được đảm bảo, vì các vị ấy sợ một sự thất
bại khác.
Sự dịu dàng: một từ đã bị gỡ khỏi từ điển
“Chúng ta bị dính bén vào sự bi quan thiêng liêng”,
Ngài mô tả các trẻ em tiếp cận Ngài thế nào trong
những buổi triều yết chung mà đôi khi “khi thấy tôi thì thét lên, chúng bắt đầu
khóc, vì thấy ai đó mặc đồ trắng, chúng nghĩ đến các bác sĩ và y tá, những
người tiêm các mũi tiêm chủng vào chúng; và các trẻ em nghĩ,
‘Không, không, không…phải người khác!’”.
“Và tất cả chúng ta hơi giống các bé như vậy”,
nhưng Chúa nói, “Hãy ủi an, hãy ủi an dân Ta”.
Vậy Thiên Chúa ủi an cách nào?
Bằng
sự dịu dàng. Đó là một ngôn ngữ mà
các ngôn sứ của bóng tối không nhận ra: sự dịu dàng.
Đó là một từ vốn bị xoá bỏ bởi những thói xấu vốn lôi kéo chúng ta ra
xa khỏi Thiên Chúa: những tính xấu, chính những tính xấu của một số người Kitô Hữu
không muốn thay
đổi, của người nguội lạnh…
Sự dịu dàng làm cho những người này sợ. “Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước
mặt Người, đây sự nghiệp làm nên” –
đây là cách mà đoạn sách Isaiah kết thúc.
“Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của
Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay.
Lũ chiên con, Người ấp
ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt”.
Đây là cách mà Chúa an ủi: bằng sự dịu dàng. Sự dịu dàng ủi an.
Khi một đứa trẻ khóc, thì một bà mẹ sẽ chăm sóc nó và
làm cho nó bình tĩnh lại bằng sự dịu dàng: một từ mà thế giới ngày nay về mặt
thực tế đã gỡ khỏi từ điển”.
Sự
ủi an trong những thời điểm tử đạo
Chúa mời gọi chúng ta để cho bản thân chúng ta được
Ngài ủi an; và điều này sẽ thật hữu ích trong khi chúng ta chuẩn bị cho Mùa
Giáng Sinh. Và hôm nay, Đức Giáo Hoàng nói, lời nguyện mở đầu từ Thánh Lễ,
chúng ta xin ân sủng để vui tươi chân thành, một niềm vui đơn sơ nhưng chân
thật:
Và thực vậy, tôi muốn nói rằng tình trạng thói quen
của người Kitô Hữu phải là sự ủi an.
Ngay cả
trong thời gian tồi tệ: Các vị tử đạo
đã đi vào Hý Trưởng Colosseum khi hát; và các vị tử đạo ngày nay – Tôi nghĩ về
những người công nhân Coptic trên bờ biển Lybia, mà cổ họng của họ đã bị cắt –
bị chết khi kêu lên “Chúa Giêsu, Chúa Giêsu!”.
Có một sự ủi an bên trong: một niềm vui ngay cả trong những thời điểm
tử đạo. Tình trạng thói quen của người Kitô Hữu phải là sự ủi an, vốn không
giống như là tình trạng lạc quan, không.
Lạc quan là một điều khác. Nhưng sự ủi an, nền tảng
tích cực ấy…
Chúng ta đang nói về người tích cực, toả sáng: sự tích
cực, sự toả sáng của người Kitô Hữu là sự ủi an.
Chúa
gõ cửa bằng sự chăm sóc
Khi chúng ta đau khổ, chúng ta có thể không cảm nhận
được sự ủi an;
nhưng một người Kitô Hữu sẽ không đánh mất sự bình an nội tâm
“vì đó là một quà tặng từ Thiên Chúa”,
Đấng ban quà tặng này cho hết mọi người, ngay cả trong những thời
điểm tăm tối nhất.
Và vì thế, trong những tuần đang hướng về Mùa Giáng
Sinh, chúng ta cần xin Chúa ban cho ân sủng để không sợ để cho bản thân chúng
ta được Ngài ủi an.
Trở lại Bài Tin Mừng trong ngày (Mt 18:12-14), Ngài nói
chúng ta cần cầu nguyện:
“Để con cũng có
thể chuẩn bị bản thân con cho Mùa Giáng Sinh ít nhất bằng sự bình an:
sự
bình an tâm hồn, sự bình an của sự hiện diện của Chúa,
sự
bình an được sự chăm sóc của Chúa ban tặng”.
[Nhưng bạn có
thể nói] “Con là một đại tội nhân” –
Được thôi, nhưng Bài Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta điều
gì?
Là Chúa ủi an giống như người mục tử.
Nếu vị ấy bị lạc mất một con chiên, sẽ đi tìm kiếm nó;
giống như người ấy có 100 con chiên, và một con trong số ấy đi lạc: người ấy đi
kiếm.
Chúa làm y như vậy với mỗi người chúng ta.
[Nhưng] Con không muốn bình an, con cự tuyệt bình an,
con kháng lại sự ủi an…
Nhưng Ngài ở cửa. Ngài gõ để chúng ta có thể mở tâm hồn chúng ta ra để để cho
bản thân chúng ta được ủi an,
và để cho bản thân chúng ta được bình an.
Và Ngài thực hiện điều đó bằng sự dịu dàng.
Ngài
gõ bằng sự chăm sóc.
Joseph C. Pham (Vatican News)
Leave a Comment