Dịp may hiếm có !
Dịp may hiếm
có !
Lc 2,41-51
Tin Mừng “Thời Thơ
Ấu” của Luca được kết thúc bằng hai chuyến lên Đền thờ của Đức Giê-su (2,22 ;
2,41).
Và cả cuộc đời công
khai của Đức Giê-su cũng là một chuyến lên Giêrusalem (9,51-19,27).
Tất cả trình thuật
Thương Khó được sắp xếp để đưa tới Lễ Vượt Qua cuối cùng của Đức Giê-su, do đó
Lễ Vượt Qua đầu tiên với việc Đức Giê-su lên đền thờ đã tiên báo Lễ Vượt Qua
cuối cùng kia :
Khi Đức Giê-su chết,
Ngài cũng xa lìa Mẹ trong ba ngày.
Việc Đức Maria tìm
kiếm Ngài trong lễ Vượt Qua đầu tiên này cũng gợi lại việc cô Maria Mácđala đi
tìm xác Chúa trong ngày Phục sinh (Ga 20,1-2.11-18).
Câu Đức Giê-su nói
với Mẹ Maria cũng bí ẩn như câu Ngài nói với cô Maria Mácđala bên mộ trống (Ga
20,17).
Và sau cùng Đức Maria
mừng rỡ thấy lại Con giữa các thầy tiến sĩ tại Đền thờ tiên báo nỗi hân hoan
của các môn đệ gặp lại Đấng Phục sinh.
Như vậy, đọan kết Tin
Mừng thời Thơ Ấu đã báo trước mầu nhiệm Khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô.
Lời nói đầu tiên của
Đức Giê-su có liên hệ tới Chúa Cha :
“Cha mẹ
không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?” .
Lời nói cuối cùng của
Đức Giê-su trong tư cách phàm nhân cũng liên hệ tới Chúa Cha :
“Lạy Cha,
con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (23,46).
Và lời nói cuối cùng
trong tư cách là Đấng Phục sinh cũng vậy
“Chính
Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa” (24,49).
Như vậy, cả cuộc đời Đức
Giê-su được chi phối bởi tình yêu đối với Chúa Cha.
Ở đây, tôi muốn chia
sẻ với quý vị với “dịp may hiếm có !”.
Đó là những chuyện
gặp gỡ đến quên về, quên ăn, quên giúp bếp… quên cả mạng sống !
– Gặp gỡ với các bậc thầy Do-thái.
“Sau ba
ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy,
vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh
và những lời đối đáp của cậu”.
Với lý lẽ : “Sao cha
mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?”.
– Gặp gỡ cô gái Samari bên bờ giếng Gia-cóp :
“Trong
khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng : “Ráp-bi, xin mời Thầy dùng bữa.” Người
nói với các ông : “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết.”
Các môn
đệ mới hỏi nhau : “Đã có ai mang thức ăn đến cho Thầy rồi chăng ?”.
Với lý do : “Đức
Giê-su nói với các ông : “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai
Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4,31-34)
– Gặp gỡ cô Maria trong nhà chị em Mác-ta :
“Cô này
cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc
phục vụ. Cô tiến lại mà nói : “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy
không để ý tới sao ? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay !”
Với lý do : “Chúa đáp
: “Mác-ta ! Mác-ta ơi ! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá ! Chỉ có một
chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi”. (Lc 10,39-42)
Nếu mỗi người trong
chúng ta tha thiết với sứ vụ, lâu lâu (dịp may hiếm có) gặp được tâm hồn khát
mong, chờ đợi, đã chuẩn bị lắng nghe… thì… thì… quên hết mọi sự chung quanh.
Xem lại câu chuyện
của Scolastica gặp anh ruột mình là Bênêđíchtô (Biển Đức) quên ăn quên ngủ quên
về đấy thôi !
Một người có kinh
nghiệm gặp gỡ Chúa sẽ say mê nói về Chúa khi gặp được những tâm hồn đồng cảm
hay những tấm lòng đang tha thiết khát mong đón nhận Đức Giê-su vào trong cuộc
đời của họ.
Niềm vui hạnh phúc khi có người muốn
nghe và nhất là nhờ đó họ lại cảm nghiệm gặp gỡ xác tín vào Chúa
thì niềm vui hạnh hạnh
phúc tăng gấp nhiều
lần.
Đúng, lương thực là
chính Chúa nên quên hết cả mọi sự, mọi “đói khát” trần thế nên ông Phaolô sống
sứ vụ quên chết, cuộc sống ba chìm bẩy nổi chín cái long đong ! mà vẫn cứ liều,
miễn sao cho mọi người hạnh phúc nhờ ơn cứu độ.
Hôm nay, mỗi người
chúng tôi là con cháu thánh Đa Minh,
dịp may hiếm có đã
say mê nói
với Chúa và nói về Chúa đến quên… chết chưa
nhỉ ?
ÔTC
Leave a Comment