Làm chứng bằng cuộc sống gắn bó với Chúa
Làm
chứng bằng cuộc sống gắn bó với Chúa
GH
Francis
Ngày
30 tháng 11 hàng năm Giáo Hội cử hành lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, bổn mạng Giáo
Hội Constantinople, chúng ta hãy gần gũi và nhớ đến anh chị em Chính Thống Giáo
trong lời cầu nguyện, và cầu xin ơn sủng hiệp nhất. Đức Thánh Cha đã nói như
trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 30 tháng 11 tại nhà nguyện Santa
Marta.
Ngài mời gọi các tín hữu “bỏ lại mọi thứ phía sau để tiến lên trong việc công bố và làm chứng, theo gương hai thánh Phêrô và Anrê Tông Đồ”.
Hãy mạch lạc trong việc rao giảng Chúa Kitô
Các tín hữu phải gạt sang một bên những “thái độ, tội
lỗi, và tật xấu” mà mỗi người chúng ta có “bên trong” để trở nên “mạch lạc hơn” và khả tín
hơn trong việc loan báo Chúa Giêsu qua chính chứng tá của chúng ta.
Lấy ý từ bài đọc Một, trong đó Thánh Phaolô giải thích đức tin đến từ những gì được loan báo, và những gì được loan báo liên hệ với lời Chúa Kitô ra sao, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công bố Tin Mừng, trong đó chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Giêsu đã chết và đã phục sinh để cứu độ chúng ta.
Công bố Chúa Giêsu Kitô không chỉ là mang đến một “tin tức giản đơn” nhưng là “tin vui trọng đại duy nhất”.
Công bố Chúa Giêsu Kitô không liên quan gì đến việc quảng cáo về một người tốt đã làm bao nhiêu những việc thiện, đã chữa lành nhiều người và đã dạy chúng ta những điều cao đẹp: “Không, đó không phải là quảng cáo, không phải là chiêu dụ tín đồ, đó không phải là điều mà một nhà giảng thuyết thực hiện theo luận lý tiếp thị.”
Công bố Chúa Kitô, không phải là chiêu dụ tín đồ cũng chẳng phải là quảng cáo hay tiếp thị: việc công bố Chúa Kitô vượt rất xa những điều này.
Từ đó, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về sứ vụ của người tông đồ là người dám xả thân liều mình, và ngài nhớ lại một ngạn ngữ Á Căn Đình sử dụng hình ảnh “đặt chính thân xác mình lên bàn nướng” nghĩa là, thực sự đặt mình vào tình trạng bị đe dọa đến tính mạng.
Ngài nói rằng “hành trình loan báo Tin Mừng bằng cách xả thân liều mình” là một hành trình một chiều: “Không có vé khứ hồi”. Đức Thánh Cha nói: “quay trở lại sẽ là bội giáo” trong khi đó làm chứng có nghĩa là “đặt cược chính mạng sống mình” “và thực thi những gì mình rao giảng”
Các vị tử đạo
Để có thể công bố Lời Chúa, chúng ta phải là những chứng nhân
Lấy ý từ bài đọc Một, trong đó Thánh Phaolô giải thích đức tin đến từ những gì được loan báo, và những gì được loan báo liên hệ với lời Chúa Kitô ra sao, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công bố Tin Mừng, trong đó chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Giêsu đã chết và đã phục sinh để cứu độ chúng ta.
Công bố Chúa Giêsu Kitô không chỉ là mang đến một “tin tức giản đơn” nhưng là “tin vui trọng đại duy nhất”.
Công bố Chúa Giêsu Kitô không liên quan gì đến việc quảng cáo về một người tốt đã làm bao nhiêu những việc thiện, đã chữa lành nhiều người và đã dạy chúng ta những điều cao đẹp: “Không, đó không phải là quảng cáo, không phải là chiêu dụ tín đồ, đó không phải là điều mà một nhà giảng thuyết thực hiện theo luận lý tiếp thị.”
Công bố Chúa Kitô, không phải là chiêu dụ tín đồ cũng chẳng phải là quảng cáo hay tiếp thị: việc công bố Chúa Kitô vượt rất xa những điều này.
Từ đó, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về sứ vụ của người tông đồ là người dám xả thân liều mình, và ngài nhớ lại một ngạn ngữ Á Căn Đình sử dụng hình ảnh “đặt chính thân xác mình lên bàn nướng” nghĩa là, thực sự đặt mình vào tình trạng bị đe dọa đến tính mạng.
Ngài nói rằng “hành trình loan báo Tin Mừng bằng cách xả thân liều mình” là một hành trình một chiều: “Không có vé khứ hồi”. Đức Thánh Cha nói: “quay trở lại sẽ là bội giáo” trong khi đó làm chứng có nghĩa là “đặt cược chính mạng sống mình” “và thực thi những gì mình rao giảng”
Các vị tử đạo
Để có thể công bố Lời Chúa, chúng ta phải là những chứng nhân
và ngài than phiền về “tai tiếng” gây ra bởi những
người tuyên bố mình là Kitô hữu nhưng sống “như dân ngoại, như những người vô
thần”, như thể họ không có “đức tin”.
Ngài kêu gọi sự mạch lạc trong cuộc sống, là điều mang lại cho chúng ta sự khả tín; và mô tả những người “xả thân liều mình đến cùng cho sứ vụ” là những vị tử đạo.
Ngài nhắc lại rằng Chúa Cha đã “mạc khải Ngài” cho chúng ta khi sai “Con Một của Ngài mặc lấy xác phàm hy sinh mạng sống” vì chúng ta. Theo Đức Thánh Cha, thực tế này “tiếp tục gây bối rối” vì Thiên Chúa trở thành “một người giữa chúng ta trong một cuộc hành trình không nghĩ đến chuyện quay lại”.
Ngài chỉ ra rằng ma quỷ đã cố gắng thuyết phục Chúa Giêsu đi theo một con đường khác, nhưng Ngài đã sống theo thánh ý của Chúa Cha cho đến cùng.
Lời công bố về Chúa Giêsu, do đó, cũng phải đi theo cùng một lộ trình như thế: đó là lộ trình của chứng tá như Chúa Giêsu là chứng nhân tình yêu nhập thể của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đã đề cao chứng tá của các vị tử đạo, là những người cho thấy lời công bố này là sự thật.
Ngài nói về những người nam nữ đã trao ban cuộc sống mình. Đó là các tông đồ đã dâng hiến cuộc sống của họ và cơ man những người nam nữ vô danh trong xã hội chúng ta và trong gia đình chúng ta,
Ngài kêu gọi sự mạch lạc trong cuộc sống, là điều mang lại cho chúng ta sự khả tín; và mô tả những người “xả thân liều mình đến cùng cho sứ vụ” là những vị tử đạo.
Ngài nhắc lại rằng Chúa Cha đã “mạc khải Ngài” cho chúng ta khi sai “Con Một của Ngài mặc lấy xác phàm hy sinh mạng sống” vì chúng ta. Theo Đức Thánh Cha, thực tế này “tiếp tục gây bối rối” vì Thiên Chúa trở thành “một người giữa chúng ta trong một cuộc hành trình không nghĩ đến chuyện quay lại”.
Ngài chỉ ra rằng ma quỷ đã cố gắng thuyết phục Chúa Giêsu đi theo một con đường khác, nhưng Ngài đã sống theo thánh ý của Chúa Cha cho đến cùng.
Lời công bố về Chúa Giêsu, do đó, cũng phải đi theo cùng một lộ trình như thế: đó là lộ trình của chứng tá như Chúa Giêsu là chứng nhân tình yêu nhập thể của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đã đề cao chứng tá của các vị tử đạo, là những người cho thấy lời công bố này là sự thật.
Ngài nói về những người nam nữ đã trao ban cuộc sống mình. Đó là các tông đồ đã dâng hiến cuộc sống của họ và cơ man những người nam nữ vô danh trong xã hội chúng ta và trong gia đình chúng ta,
những người làm chứng mỗi ngày, trong lặng lẽ, bằng cuộc sống của họ và sự gắn bó của họ với Chúa Giêsu Kitô.
Lời công bố sinh hoa kết quả
Đức Thánh Cha kết luận rằng, khi chịu phép Rửa Tội, tất cả chúng ta tiếp nhận “sứ vụ công bố Chúa Kitô” và sống như Chúa Giêsu “dạy chúng ta…
Lời công bố sinh hoa kết quả
Đức Thánh Cha kết luận rằng, khi chịu phép Rửa Tội, tất cả chúng ta tiếp nhận “sứ vụ công bố Chúa Kitô” và sống như Chúa Giêsu “dạy chúng ta…
sống hài hòa với những gì chúng ta rao giảng”.
Bằng ngược lại, kết cục thật là tai tiếng và “gây rất
nhiều tổn hại cho dân Chúa”.
Lệ Hằng, F.M.A.
Leave a Comment