Đức tin không có việc làm là đức tin chết
BÀI ĐỌC 2 CN XXIV TN B
( Gc2, 14-18) 16 09 2018
"Đức tin không có việc làm là đức tin chết"
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
14 Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có
thể cứu
người ấy được chăng?
15 Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày,
16 mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không
cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?
17 Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.18 Đàng khác, có người sẽ bảo: "Bạn, bạn có đức tin; còn
tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào
là tin mà không hành động, còn
tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin.
« 21 "Không
phải
bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa!
lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu!
Nhưng
chỉ ai
thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên
trời,
mới được vào mà thôi »
Đây là một câu của Chúa Giê-su trong Tin Mừng theo thánh Ma-thêu (Mt7,21).
Trong bài đọc của chúng ta, thánh Gia-cô bê không
nói gì khác hơn : « ai bảo rằng mình có đức tin mà
không hành động theo
đức tin, thì nào có ích lợi gì?
Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? ».
Ngài nói với giọng bút chiến, điều này chứng tỏ đây là vấn đề.
« …ai bảo rằng mình có đức tin mà
không hành động theo
đức tin ».
Cách nói « ai bảo rằng » mời
gọi chúng ta hiểu, thật
vậy có người tự
cho mình có đức tin
nhưng không làm mảy may gì cho
anh em mình.
Các nhà rao giảng thời nào cũng nhắc lại điều này : Các Lề Luật và các ngôn sứ ở Ít-ra-en đều dùng lập luận này. (Một lần nữa chúng ta ghi nhận thánh Gia-cô-bê đã được Cựu Ước gắn bó rất sâu đậm).
Phục vụ tha nhân là một đề tài ưu tiên của các ngôn sứ. Ví dụ
trong I-sa-i-a : «6 Cách ăn
chay mà Ta ưa thích chẳng phải
là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói
buộc, trả tự do cho
người bị áp bức, đập tan mọi gông
cùm? 7Chẳng
phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo
không nơi trú ngụ; thấy
ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm
ngơ trước người anh em cốt
nhục? » (Is
58,6-7).
Chúa Giê-su truyền lại đề tài giảng này bằng nhiều cách. Ví dụ như dụ ngôn Cuộc Phán Xét Chung Tin Mừng theo thánh Ma-thêu có vẻ đặt nặng về thực hành,
điều thánh Gia-cô-bê gọi là hành động. "Ta bảo thật các
ngươi: mỗi lần các
ngươi không làm như thế cho
một trong những người bé nhỏ nhất đây,
là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy. " (Mt 25, 45)
Tuy
nhiên có sự khác
nhau giữa hành động và hành động, chính vì thế các tác giả của Tân Ước dùng cụm chữ này cho nhiều nghĩa khác nhau.
Có những hành
động phụng vụ và hành động bác ái;
tất cả đồng ý cho rằng điều này không thay thế điều kia được. Khi Chúa
Giê-su lập lại lời của Hô-sê
(hai lần) : « 6 Vì
Ta muốn tình
yêu chứ không cần hy lễ, thích
được các
ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn
thiêu » (Hs 6,6 lập lại trong Mt 9 và 12)
Chính vì Chúa muốn nhắc lại tất cả các phụng vụ, dù có
hoàn hảo mấy đi nữa (các hy
lễ) không thể thay thế những hành động bác ái.
Đó là điều thánh Gia-cô-bê nói ở đây qua bài dụ ngôn nhỏ của ngài : « 15 Giả như có người anh em hay chị em không
có áo che thân và không đủ
của ăn hằng ngày, 16 mà có ai
trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi
bình an, mặc cho
ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân
xác họ đang cần, thì nào
có ích lợi gì ». Chúng
ta nên hiểu những lời nói
văn hoa tốt đẹp nhất cũng không
có ích gì .
Hình
như vấn đề là nếu những lời lẽ ấy không lợi ích gì cho kẻ khác, thánh Gia-cô-bê có vẻ nói rằng ngay cho chúng ta cũng không đem lại lợi ích gì !
Theo ngài đức tin chúng ta chết dần nếu không đem ra hành động, tức là phục vụ tha nhân.
Vài câu sau ngài
nói : « 26 Thật thế, một thân
xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không
có hành động là đức tin chết » (2,26).
Tức là hành động là hơi thở của đức tin.
Cách
suy nghĩ thánh Gio-an có vẻ cũng
rất gần như thế :
« 17 Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình
lâm cảnh túng
thiếu, mà chẳng động lòng
thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được?
18 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm » (1Ga3, 17-18)
18 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm » (1Ga3, 17-18)
Hay
nữa :
«7 Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương
nhau, vì tình yêu bắt nguồn
từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và
người ấy biết Thiên
Chúa. 8 Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa
là tình yêu » (1Ga 4, 7-8)
Điều hay hơn nữa của câu này là làm cho
chúng ta hiểu đức tin không
phải là hành trang mà là con
đường, nhờ quan tâm đến anh em, làm cho chúng ta khám phá chính Thiên Chúa.
Chúa Giê-su không so sánh đức tin như con đường mà là
một công trình xây dựng kiên nhẫn : « 24 "Vậy ai nghe những lời Thầy nói
đây mà đem ra thực hành,
thì ví được như người khôn
xây nhà trên đá….
26 Còn
ai nghe những lời
Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành,
thì ví được như người ngu dại
xây nhà trên cát ». (Mt7,
24…26) .
Thánh
Phao-lô cũng không thua gì : « .2 Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu,
hay có được tất cả đức tin
đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi
cũng chẳng là
gì » (1 Cr 13,2)
« 6 Quả thật, trong Đức Ki-tô
Giê-su, cắt bì hay
không cắt bì đều không có giá trị, chỉ có đức tin hành động nhờ đức ái » (Gl
5,6)
« 10 Thật thế, chúng
ta là tác phẩm của
Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên
trong Đức Ki-tô
Giê-su,
để sống mà thực hiện công
trình tốt đẹp Thiên
Chúa đã chuẩn bị
cho chúng ta » (Ep
2,10)
Phao-lô
và Gia-cô bê cùng đồng ý. Có
người cho vạch ra một cách
giả tạo sự khác biệt giữa hai thánh nhân, dựa vào thánh Phao-lô thường nhấn mạnh về tính
ban cho nhưng không ơn Cứu Độ.
Thánh
Phao-lô nói rõ rằng Chúa
Giê-su cứu độ chúng
ta không vì một xứng đáng
nào. Không phải vì những « công trình » của chúng ta cứu chúng ta. Thế nhưng thánh Phao-lô viết ra điều ấy trong một bối cảnh khác.
Các công trình không ám chỉ các hành động bác ái mà các nghi lễ theo Luật Do Thái.
Một lần nữa chúng ta đứng trước một điều hiển nhiên : muốn hiểu một Thư trong Tân Ước, trước tiên phải hiểu thư này viết cho đối tượng nào ?
Đứng trước những Ki-tô hữu từ chối tính nhưng không của ơn Cứu Độ, thánh Phao-lô khẳng định rằng Chúa cứu chúng ta chỉ nhờ ta có lòng tin (tức là Chúa cứu chúng ta nhưng không). Chỉ cần tin vào Ngài rồi lãnh nhận ơn Cứu Độ được ban cho.
Ngược
lại thánh Gia-cô-bê nói với
những người lợi dụng những tuyên bố của thánh Phao-lô cho rằng đức tin cứu chúng ta, còn những hành động không đáng kể (Hành động bác ái). Đối với những người này, ngài chỉ nhắc lại lời của Chúa Giê-su :
« 35 Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn
đệ của Thầy ở điểm này:
là anh em có lòng yêu thương nhau. » (Ga13,35)
***
***
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân
Hiệu đỉnh:
Khổng Nhuận
Leave a Comment