Hãy để ý tới cách thức anh em nghe
Hãy
để ý tới cách thức anh em nghe
Lc 8,16-18
“Chẳng có ai đốt đèn, rồi lấy hũ che đi hoặc đặt dưới gầm giường, nhưng đặt trên đế, để những ai
đi vào thì nhìn thấy ánh sáng.
Vì chẳng
có gì bí ẩn mà lại không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà
người ta lại không biết và không bị đưa ra ánh sáng.
Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe.
Vì ai đã có, thì được cho thêm còn ai không có,
thì ngay cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất.”
Có ai đốt đèn rồi lấy hũ che đi hoặc đặt dưới gầm giường,
chắc là có ! Những người mát khùng dở điên chăng ?
Cây trúc xinh thì cây trúc mọc hoặc đặt để ở
đâu cũng vẫn xinh. Còn tôi thì tối thui nên đặt ở trên bàn hay dưới gầm giường
vẫn tối om rất là bình thường.
Ngày nay còn ít nơi dùng đèn dầu, nhưng là đèn
điện cơ, hiện đại hay “hại điện” cũng thế ! Thời đại văn minh tiện dụng hưởng
zùng thỏai mái nhưng nếu nó cúp rụp một cái thì amen cả ngày, đi ra đi vô mà
chẳng biết làm gì, vừa nóng vừa tối vừa muỗi vừa bực và vừa…!
Ý của đèn điện thì hay hơn đèn dầu. Đèn điện
mà muốn sáng phải có dây nối với nguồn, chứ cắm vào lỗ rốn (cái tôi) làm sao mà
đèn sáng được nhỉ ?
“Vì chẳng có gì bí ẩn mà lại không
trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết và không bị
đưa ra ánh sáng”.
Cái
bí ẩn là cái nối vào nguồn nào ?
Vào máy phát điện thì điện sáng, còn vào “rốn” thì tối thui.
Bởi vì tôi là “cái rốn” của vũ trụ mà !!!
Qua lời nói hay hành động người ta biết ngay í mà ! Lòng có đầy
thì ruột sẽ “lòi” ra !
“Vậy hãy để ý tới
cách thức anh em nghe”.
Sao ở đây lại có câu này lọt vào giữa nhỉ ?
Thưa rằng thì là mà phần trên đang nói tới gieo hạt giống là Lời
Chúa, nên điều quan trọng là cách thức lắng nghe để trở nên đất tốt sinh hoa
kết quả gấp trăm.
“Nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu”.
Vậy thì người biết lắng tai nghe (“ai có tai để nghe thì hãy nghe”) là
người biết nối với nguồn điện hay nối vào mạng, là người biết tích lũy năng
luợng để tỏa ra mùi thơm tho của… Đức Chúa Trời chứ không phải là của tôi đâu à
nghe !
Để có thể nghe được thì cũng cần phải có những điều kiện, cách
thức chứ cứ khơi khơi mà đòi nghe thì còn khuya nha !
Đọc
đi đọc lại nhiều lần – để nghe cho rõ – để biết nói
cái gì
trong thinh lặng bên ngòai và bên trong – tập trung
(chú ý) – chờ đợi…
đặc biệt là kiên nhẫn đấy !
“Vì ai đã có, thì được cho thêm ; còn ai không
có, thì ngay cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất”.
Nghe giọng điệu câu này hơi cứng cỏi và tàn bạo nhỉ ?
Người có lại được cho thêm, ơi hạnh phúc quá !.
Còn người không có mà tưởng (mới tưởng) cũng bị lấy mất, bạc phước
quá thể ?
Vậy thì làm sao mà biết được mình
đã có hay mới tưởng là có ?
Đọc kinh ngoài môi miệng, tưởng là đạo đức lắm rồi.
Xem lễ mà lòng trí lơ tơ mơ, tưởng là thánh thiện hơn nhiều người
Rước lễ theo thói quen như người máy, tưởng mình là con chiên ngoan đạo…
Cần phải nhìn lại cách sống của mình, kẻo một ngày nào đó Chúa
phán:
Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng,
còn lòng chúng thì lại xa Ta. (Mt 15:8)
OTC
Leave a Comment