Gặp gỡ chàng rể mỗi ngày trong đời
Gặp
gỡ chàng rể mỗi ngày trong đời
1 "Bấy giờ, Nước
Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể.
2 Trong mười cô đó, thì
có năm cô dại và năm cô khôn.
3 Quả vậy, các cô dại
mang đèn mà không mang dầu theo.
4 Còn những cô khôn thì
vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo.
5 Vì chú rể đến chậm,
nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.
6 Nửa đêm, có tiếng la
lên: "Chú rể kia rồi, ra đón đi! "
7 Bấy giờ tất cả các
trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn.
8 Các cô dại nói với các
cô khôn rằng: "Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt
mất rồi! "
9 Các cô khôn đáp:
"Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy
thì hơn."
10 Đang lúc các cô đi
mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc
cưới. Rồi người ta đóng cửa lại.
11 Sau cùng, mấy trinh nữ
kia cũng đến gọi: "Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với! "
12 Nhưng Người đáp:
"Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả! "
13 Vậy anh em hãy canh
thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.
Các bạn hẳn biết bài «Choral du
veilleur» (Hợp xướng Người Canh thức) của nhạc sĩ Jean Sebatien Bach: Cái
tên của tác phẩm không nói lên, nhưng thực ra là một biến tấu của bài dụ ngôn
những trinh nữ khôn và những trinh nữ dại.
Bài bắt đầu bằng một điệu múa vui tươi, với cung điệu
khá bổng: Đó là các trinh nữ dại;
rồi đến đoạn trầm, đưa vào loại diễm ca «adoro
devote»: Đây là những trinh nữ khôn đang suy niệm;
sau cùng đến lượt xướng âm của bàn đạp đàn organ
đưa lên khúc nhạc đều đều, càng ngày càng tăng âm lượng, tượng trưng cho thời
gian trôi qua.
Có nhiều phương cách sống thời gian trôi qua. Đối với
Ki-tô hữu, thời gian ấy chỉ có tích cực mà thôi: Đó là thời gian cách khoảng
với lúc Chúa đến, “Con Người quang lâm” (Mt24, 37)
Trong bài dụ ngôn này, Chúa Giê-su đem chúng ta đến
tận cùng cuộc lữ hành, ngày Nước Trời được hoàn tất, và Ngài miêu tả cho thấy
như một buổi chiều ngày cưới: «Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh
nữ cầm đèn ra đón chú rể…» (c1)
Ngay từ đầu, có thể luận rằng Chúa kể bài dụ ngôn này
không để chúng ta hoang mang.
Trái lại, mục đích của mọi bài dụ ngôn để củng cố lòng
tin người nghe, bằng cách khuyến khích để suy ra một kết luận soi sáng đời sống
của họ.
Từ đó, chúng ta cũng có thể suy ra lời sau cùng «anh
em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.» (c13) câu
này không để làm cho chúng ta sợ, vì đó không phải mục đích Chúa Giê-su.
Chính chúng ta phải thử tìm giải đáp câu này muốn nói
lên điều gì.
Đã là một bài dụ ngôn, nghĩa là, rốt cuộc bài học rút
ra từ đấy mới là chủ yếu.
Không phải một bài ẩn dụ, ngụ ý nói lên một việc gì có
thật, vì thế không nên tìm những chi tiết của câu truyện, hay những trường hợp
xảy ra như những nhân vật có thật.
Sau cùng, chúng ta cũng không nên công phẫn các trinh
nữ lo xa không chia dầu, đây không phải một bài dụ ngôn về lòng quảng đại, chia
sẻ.
Một khi chúng ta cẩn thận rào đón những điều ấy, lúc
bấy giờ, thử tìm hiểu ý nghĩa câu cuối bất hủ của bài: «hãy canh thức».
Để bắt đầu, chúng ta xem lại từ đầu, từ những sự kiện
của bài dụ ngôn: Lễ cười, lời mời; mười cô gái, năm cô vô tư, năm cô lo xa (có
sách dịch các cô thấy trước); các cô lo xa có dầu trữ, các cô dại đem đèn không
mang dầu…cũng dại như đem đèn để dưới đáy thùng: «Cũng chẳng có ai thắp
đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi
người trong nhà.» (Mt5, 15)
Chàng rể đến muộn, tất cả nhóm này đều ngủ, những cô
lo xa cũng như các cô khác. Nhân đây xin lưu ý, bài không có ý trách mọi người
ngủ, điều này chứng minh cụm chữ «hãy canh thức» trong câu cuối
không cấm ngủ, thật là nghịch lý!
Cuối cùng, rồi chàng rể cũng đến, và câu chuyện về sau
ta biết như thế nào: Các cô lo xa tiến vào phòng tiệc cưới, các cô dại bị đóng
cửa không được vào.
Với câu sau đây trong bài, không biết chúng ta nên
hiểu quá khắt khe hay đáng thương hại: «tôi không biết các cô là ai cả!»
(c12)
Và sau đó là lời kết bất hủ: «Vậy anh em hãy
canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.» (c13).
Có một điều lạ lùng, Chúa Giê-su cũng đã triển khai
một đề tài tương tự trong một bài dụ ngôn khác, bài xây hai cái nhà:
Một cái xây trên nền đá, cái kia xây trên cát: «Dù
mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào» (Mt7, 25a): một nhà đứng vững,
nhà kia bị nước cuốn.
Đến đây không có gì mới lạ, chúng ta nghĩ như thế; thế
nhưng, Chúa Giê-su bỗng giải thích: Những người xây nhà trên nền đá, đó là: «ai
nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành …» (Mt7, 24).
Vậy «những lời Thầy nói đây» là gì?
Đang ở trong chương 7 Tin Mừng theo Thánh
Mát-thêu. Vài hàng trước, chúng ta có thể đọc: «Không phải bất cứ ai thưa
với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ
ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong
ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng
tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân
danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? "Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với
họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian
ác!»
Và Chúa Giê-su nói tiếp: "Vậy ai
nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây
nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp
đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra
thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước
cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành" (Mt7,
21-27).
Trong bài dụ ngôn hai cái nhà, sự nối tiếp hai ý được
rõ ràng: «Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn
làm điều gian ác!»
Nói cách khác: Các người làm nhiều điều rất tốt (làm
ngôn sứ, làm phép lạ…) nhưng các ngươi không thương yêu anh em.
Trong bài dụ ngôn mười trinh nữ cũng như thế:
Ta không biết các ngươi vì các ngươi không là ánh sáng cho trần thế…các
ngươi được ơn gọi, nhưng các ngươi không mang dầu cho đèn cho các ngươi.
Trong hai bài Chúa Giê-su dùng một cách nói:
«Ta không hề biết các ngươi»
Không phải một án phạt vĩnh viễn, nhưng là một nhận
xét đáng buồn: «Ta chưa biết các ngươi, các ngươi chưa sẵn sàng cho Nước
Trời, các ngươi chưa sẵn sàng vào tiệc cưới»;
có lẽ nên hiểu «Ta không biết các ngươi,
các ngươi không giống hình ảnh
của Ta,
các ngươi chưa hiệp nhất với Ta.»
Việc xét song song hai bài dụ ngôn có thể mang lại cho
ta nhiều ánh sáng.
Bài này có thể là lời kết của bài giảng của Chúa
Giê-su trên núi: «Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và
hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những
kẻ ngược đãi anh em.
Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em,
Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng
như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.
Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh
em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?
Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu?
Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?
Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên
trời là Đấng hoàn thiện.» (Mt5,
43-48)
Tỉnh thức tức là sống ngày qua ngày như chúng ta được
tạo nên, giống hình ảnh Chúa Cha:
Đó là yêu như Ngài. Điều này không thể được, chúng ta có khuynh hướng nói như thế…
May thay, sự kiện chúng ta được tạo thành giống hình
ảnh Thiên Chúa là món quà được ban nhưng không.
Như được nghe trong các bài đọc khác ngày Chúa nhật
hôm nay, chỉ cần ao ước, tìm kiếm - như bài Thánh vịnh:
«Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm
kiếm Chúa» (Tv62, 2),
đi đến sự Khôn Ngoan như nghe trong Bài đọc 1, là sự
hoàn hảo, sự công minh và công chính.
Tỉnh thức tức là luôn luôn sẵn sàng lãnh nhận.
Sự gặp gỡ chàng rể không phải chờ đến ngày tận cùng, ngày cùng tận lịch
sử thế gian của mỗi người,
nhưng là mỗi ngày trong đời;
Mỗi ngày trong đời Ngài nhào nặn chúng ta giống hình
ảnh Ngài.
***
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương
Nguồn: http://www.eglise.catholique.fr/
Dịch giả: Ernest Marco Huỳnh Lương
Bài «Choral du
veilleur» (Hợp xướng Người Canh thức)
Nhạc sĩ Jean Sebatien Bach
Leave a Comment