Bấy giờ mắt người mù mở ra
BÀI ĐỌC 1 CN XXIII TN B ( Is35,
4-7a) 09 09 2018
Bấy giờ mắt
người mù mở ra
Trích sách Tiên tri
Isaia.
4 Hãy
nói với những kẻ
nhát gan: "Can đảm lên, đừng sợ!
Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục,
ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội.
Chính Người sẽ đến cứu anh em."
5 Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai
người điếc nghe được.
6 Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai,
miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.
Vì có nước vọt lên trong sa mạc,
khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu.
miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.
Vì có nước vọt lên trong sa mạc,
khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu.
7 Miền nóng bỏng biến thành ao hồ,
đất khô cằn có mạch nước trào ra.
đất khô cằn có mạch nước trào ra.
Câu quan trọng nhất của bài đọc hôm nay là « Can đảm lên,
đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa
thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em », báo phục của Thiên Chúa có nghĩa là cứu chúng ta.
Lẽ ra tốt hơn
nên
viết như thế này: « sắp
tới ngày báo phục: (hai chấm) chính Thiên Chúa sẽ đến cứu anh em ».
Và tất cả phần còn lại của bài là nhưng lời hứa: lời hứa chữa lành, hồi phục người mù, kẻ điếc, người câm, người què … « 5 Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người
điếc nghe được. 6 Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi
người câm sẽ reo hò ».
Nhất là lời hứa hồi hương cho những người bị lưu đày: « 10 Những người được ĐỨC CHÚA giải thoát
sẽ trở về, tiến đến Xi-on giữa tiếng hò reo »(câu 10
không được đọc hôm nay).
Thật vậy, khi
ngôn
sứ I-sa-i-a nói những lời này, dân It-ra-en còn đang bị đày bên Ba-by-lon,
sau khi sống những giây phút tàn bạo của cuộc vây hãm thành Giê-ru-sa-lem do quân đội của vua Na-bu-cô-nô-so. Năm mươi năm sau, mất can đảm là lẽ thường tình. Không phải ngẫu nhiên mà I-sa-i-a nói trong câu 3 (không được đọc hôm nay) « 3 Hãy làm cho những bàn tay rã rời nên
mạnh mẽ, cho những đầu gối bủn rủn được vững vàng ».
Năm mươi năm
hằng mong ước ngày trở về mà không dám tin là có thể được. Nhưng bỗng
nhiên
vị ngôn sứ nói tiên tri: « ngày ấy sắp đến ».
Để trở về xứ,
con đường thẳng nhất từ Ba-by-lon tới Giê-ru-sa-lem phải qua sa mạc A-ra-bi. Thế nhưng hành trình qua sa mạc, ngôn sứ I-sa-i-a miêu tả như một quãng đường vinh thắng…hơn thế nữa, một cuộc diễu hành tuyệt vời: sa mạc sẽ vui mừng, đất khô cằn sẽ hớn hở,
ca hát
mừng vui, trong bản văn Do Thái còn nói sa mạc sẽ vui mừng hớn hở…
Các thánh vịnh không dùng những từ ngữ nào khác hơn trong
các lời nguyện được hát trong các cuộc diễu hành oai phong ấy. Sa mạc sẽ trở nên đẹp … đẹp như những đồi núi xứLi băng…
« 1 Vui
lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang, hãy mừng rỡ trổ
bông,
2 hãy tưng
bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò. Sa mạc được tặng ban ánh
huy hoàng của núi Li-băng, vẻ rực rỡ của núi Các-men và đồng bằng Sa-ron. » (C1-2)
Cuộc trở về ấy
là một cuộc diễu hành tạ ơn của những người « được cứu thoát »trở về . « 10 Những
người được ĐỨC CHÚA giải thoát sẽ trở về, tiến đến Xi-on giữa tiếng hò reo ».
Chữ trở về phải
hiểu ở hai cấp bậc:
họ trở về xứ
nhưng trước hết,
ý nghĩa sâu xa hơn là họ trở về với Thiên Chúa.
Sự trở về ấy là sự hoà giải với Chúa, quay về Giao Ước. Chữ « trở về »ở đây là «quay ngược lại.» .
Tất cả là công trình của Thiên Chúa: « Chính Người sẽ đến cứu anh em…10 Những người
được ĐỨC CHÚA giải thoát sẽ trở về ».
Trong câu trước, ngôn sứ I-sa-i-a ám chỉ đến hành động « chuộc lại »theo Luật Do Thái,nếu một người mang nợ
bắt buộc phải bán nhà bán đất để trả nợ
thì
một người thân nhất trong gia đình có thể trả thay và người mang nợ có thể giữ lấy nhà, đất. (Lv25,25). Nếu
người mang nợ không có sở hữu gì phải tự bán mình làm nô lệ, thì cũng vậy, một người thân trong gia đình
có thể can thiệp nơi chủ nợ, để giải thoát người mang nợ, như thế gọi là « đòi lại ».
Cũng vì thế chữ « cứu »trong Thánh Kinh
có nghĩa là « giải thoát». Chữ « cứu độ »có nghĩa là «giải thoát bởi một người trong
gia đình ». Cũng trong nghĩa ấy Chúa nói nhiều lần: « Ta
đòi các ngươi lại ».
Sau cùng, trong trường hợp giết người, người thân cận nhất trong gia đình phải trả thù (Ds 35,12).
Khi I-sa-i-a nói « Thiên
Chúa báo phục » điều này, một đàng có nghĩa là Thiên Chúa là đấng thân thuộc gần nhất It-ra-en, là kẻ phải « báo phục », tất cả những đau khổ của It-ra-en không thể cho Chúa làm ngơ, và đàng khác Ngài bảo vệ quyền lợi cho dân Ngài chống lại những gì làm cho dân khổ và Ngài can thiệp để giải thoát.
Đấy là một ý nghĩa hết sức tích cực của chữ « báo
phục ».
Đối với người
trong Thánh Kinh, Thiên Chúa không trả thù chúng ta, Chúa
không báo phục chống lại chúng ta, nhưng chống lại sự dữ, sự dữ này làm hại chúng ta, làm cho chúng ta hư hỏng.
Sụ báo phục của Ngài là xoá bỏ sự dữ, như
tiên
tri I-sa-i-a nói:
« 5 Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được.6 Bấy giờ
kẻ què sẽ nhảy nhót như nai,miệng lưỡi người câm sẽ reo hò …10 Những
người được ĐỨC CHÚA giải thoát sẽ trở về ».
Nhưng cũng phải nói, con người không luôn nghĩ như
thế !
Bài đọc trong sách I-sa-i-a đến khá trễ trong lịch sử Thánh Kinh.
Phải trải qua
một thời gian dài của sự mặc khải mới
đến đấy.
Khi khởi đầu
lịch sử, dân chúng trong Thánh Kinh tưởng tượng một Thiên Chúa giống hình ảnh con người, trả
thù
như con người.
Thế rồi dần
dần nhờ mặc khải của Thiên Chúa, qua lời giảng dạy của các ngôn sứ người ta khám phá ra Thiên Chúa như Thiên Chúa thật, không như người ta tưởng
tượng.
Từ đó chữ « báo phục » còn được giữ nhưng ý nghĩa đã hoàn toàn thay đổi. Chúng ta cũng đã chứng kiến sự thay đổi hoàn toàn ý nghĩa một chữ: ví dụ như trường hợp « lễ toàn thiêu » hay « kính sợ Thiên Chúa ».
Phải trải qua nhiều giai đoạn và nhiều thế kỷ để chúng ta khám phá ra mặt thật của Thiên Chúa, một Thiên Chúa khác hẳn chúng ta:
« 8 Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường
lối các ngươi không phải là đường lối của Ta »(Is55,8).
Một Thiên Chúa chỉ là tình yêu và lòng xót thương tất cả mọi người-ngay cả kẻ dữ-một Thiên Chúa như Ê-dê-ki-en nói: « 21 Nhưng nếu kẻ gian ác từ bỏ mọi tội lỗi mình
đã phạm mà tuân giữ mọi quy tắc của Ta, cùng thi hành điều chính trực công
minh, thì chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải chết »(Ed 18,21).
Vì thế, dần dần chúng ta khám phá ra ý nghĩa của câu:
« Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục »,
tức Thiên Chúa là người thân gần nhất của anh em,
Ngài yêu anh em hơn
ai hết trên đời và cho dù anh em bị sỉ nhục thể xác hay tinh thần ngần nào, Ngài cũng đến cứu chuộc anh em và nâng đỡ anh em lên.
***
Tác giả: bà Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures Socéval Editions
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures Socéval Editions
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân
Nguồn cursillo.org
Xin xem thêm https://tramtubensuoi.blogspot.com/
Leave a Comment