Ngày phán xét, ta sẽ ra sao?
Ngày phán xét, ta sẽ ra sao?
Không ai không tự đặt câu hỏi này, một lần trong đời. Đây là
một cách
trả lời câu hỏi ấy qua lời Tiên
Tri Malakhi. Xin đọc bài
sau đây của bà
Marie Noelle Thabut, từng suy
niệm Lời Chúa trong nhiều năm trên Đài Phát thanh Notre Dame
Paris.
BÀI ĐỌC 1 CHÚA NHẬT XXXIII TN Năm C (Ml 3, 19-20)
Tình yêu, phục vụ sẽ được tăng trưởng, rạng nở, biến hình…
Trích sách Tiên tri
Ma-la-khi
19 Vì này Ngày ấy đến, đốt cháy
như hoả lò. Mọi kẻ kiêu ngạo và mọi kẻ làm điều gian ác sẽ như rơm rạ. Ngày ấy đến sẽ thiêu rụi chúng - ĐỨC CHÚA các đạo binh phán -
không còn chừa lại
cho chúng một rễ hay cành nào.
20 Nhưng đối với các ngươi là những kẻ kính sợ Danh Ta, mặt trời công
chính sẽ mọc lên,
mang theo các tia sáng chữa
lành bệnh. Các ngươi sẽ đi ra và nhảy chồm lên như bê xổng chuồng.
Khi
ngôn sứ Ma-la-khi viết những hàng
này dân chúng hoang mang không còn biết
đời này ra sao.
Chúng ta đang ở năm 450 trước CN, trong một bầu khí toàn dân nản lòng. Mọi người có vẻ mất lòng tin, ngay cả những tư tế đến Giê-ru-sa-lem thực hiện nghi lễ phụng tự tuỳ hứng, mỗi người một cách.
Mọi người đặt câu hỏi, đại loại
« Chúa đâu rồi ? Ngài quên chúng tôi rồi sao ?...
Đời thật bất công.
Những người gian ác lại thành công tất cả. Làm dân Chúa chọn để làm gì ; giữ Lề Luật để làm chi ?
Đâu đâu cũng không có công bằng,
không biết Chúa có thật công minh không ? »…
Lúc bấy giờ Ma-la-khi đứng ra làm việc người ngôn sứ, tức là khơi dậy nghị lực mọi người.
Trước
hết ngài nhắc nhỡ
bổn phận các tư tế
cũng như dân Chúa và nhất là - trong bản văn hôm nay – ngài tuyên xưng Thiên Chúa công
minh …
và dự án Chúa tái lập công bằng giữa người với người chắc chắn sẽ phát
triển.
Ngày của Thiên Chúa đang
đến gần. «Ngày
ấy đến, đốt cháy
như hoả lò», có
nghĩa lịch sử không
phải là những sự kiện lặp đi lặp lại không
ngừng, nhưng có
phát triển.
Đối
với mọi tín hữu, Do
Thái cũng như Ki-tô hữu, chỉ
là vấn đề đức tin.
«Ngày ấy đến», đây hẳn là đề
tài chúa nhật hôm
nay.
«Ngày» của Thiên Chúa, có hàm ý nói ngày
Chúa đến.
Dĩ
nhiên, tuỳ chúng
ta nghĩ gì về Thiên
Chúa, chúng ta sẽ lo sợ ngày ấy đến hay chúng ta hết lòng mong ước đến ngày ấy.
Người
tín hữu nóng
lòng chờ đợi, nồng nhiệt và
tích cực đón ngày của Chúa đến.
Vì đối với tín hữu, là kẻ
một lần trong đời đã hiểu Chúa là
Cha, việc loan báo
Chúa đến là một tin mừng.
Hình
ảnh tiên tri Ma-la-khi dùng
là mặt trời :
«19 Vì
này Ngày ấy đến, đốt cháy
như hoả lò».
Không nên hiểu câu này như một mối đe dọa !.
Vì lẽ sách Ma-la-khi bắt đầu bằng một lời tỏ tình của Thiên Chúa :
«Ta đã yêu thương các
ngươi, ĐỨC
CHÚA phán» (Ml1,2),
và một lời khác cũng trong cùng một chương :
«Ta là cha».
Bài chúng ta đang đọc nói đến : «hoả lò» một hình ảnh tuyệt vời để nói đến sức nóng
sáng của tình
yêu vô tận !
Hình ảnh lò lửa ấy chúng ta nhận ra sau này trong Thánh Kinh : «lòng
chúng ta đã chẳng bừng
cháy lên sao?» khi
hai môn đệ trên đường Emmau lòng hết sức xúc động kể lại cuộc gặp gỡ Chúa Phục Sinh. ( Lc24, 32).
Thật vậy, hình ảnh ánh sáng và sức nóng thường tự nhiên đến trong tâm trí chúng ta khi nói đến tình yêu chiếm hữu lòng chúng ta.
Khi ấy, ngày mà mỗi chúng ta đón nhận cuộc gặp gỡ vĩ đại, chúng ta sẽ được chìm đắm
trong đại dương nóng bỏng của tình yêu Thiên
Chúa.
Thế chúng
ta có gì phải sợ ?.
Chỉ
cần nhớ câu trong sách Ma-la-khi :
«Ta đã
yêu thương các ngươi, ĐỨC CHÚA phán».
Chúng ta sẽ được dìm toàn thân trong ấy, nhưng là dưới ánh nắng của tình yêu và Đấng ấy có thể làm gì khác cho ta ngoài yêu ta vì Ngài là
Tình Yêu ?
Nhất là những kẻ nghèo hèn, không có gì che chở, không ai bảo vệ.
Đây là
ý nghĩa tuyệt vời của chữ «lòng
thương xót» :
đó là trái tim bị thu hút bởi sự khốn khổ.
Và
không thế nào chối cãi, chúng ta là những kẻ khốn khổ; vì thế chúng ta được Chúa thương yêu !
Nhưng
Ma-la-khi nói ở đây là
sự phán xét:
một lần nữa hình ảnh mặt
trời rất gợi ý.
Mặt trời có lúc nóng cháy, nguy hiểm, trái lại có lúc bổ ích.
Tuỳ trường hợp, nắng có thể làm nóng bỏng, có thể chữa lành, tác động hai chiều kích.
Đó là hai mặt của ánh nắng mặt trời.
Về
phương diện y tế nó có thể gây bệnh ( như ung thư da),
nhưng
cũng có thể chữa lành bệnh khác : trước khi tìm ra kháng sinh, phơi nắng là một phương cách chữa bệnh lao phổi.
Đối với ánh nắng mặt trời của Thiên Chúa trong Ma-la-khi, thì
cũng như thế: không
có gì thoát khỏi ánh
sáng ấy. Không cần phải ra trình diện ngày nào thuận lợi cho ta : không một tì vết nào, không một bất toàn nào được che đi. Hình như chúng ta sẽ được trình diện trước Thiên Chúa không có gì che chở trước mắt Ngài, vị Quan Toà tối
cao.
Trọn đời chúng ta, trọn thân thể chúng ta sẽ được phơi dưới ánh nắng thanh tẩy ấy.
Kẻ
này bị cháy bỏng, người kia được chữa lành :
«Mọi kẻ kiêu ngạo và mọi kẻ làm điều gian ác sẽ như rơm rạ…
những kẻ kính sợ Danh Ta, mặt trời công
chính sẽ mọc lên,
mang theo các tia sáng chữa
lành bệnh» .
Sự thật là việc Chúa phán xét sẽ mặc khải chúng ta biết, ta là ai :
Nếu chúng ta là «kẻ kiêu ngạo »,
lòng chai đá như Ma-la-khi nói ?
Thì lúc ấy chúng ta sẽ biết chúng ta là ai : là rơm rạ bị đem đốt…
Hay
chúng ta là những kẻ khiêm
nhường kính sợ Danh Ngài, tức là trông chờ mọi thứ từ Chúa, như người thu thuế ngày ấy ?
Thì
chúng ta sẽ được toại nguyện.
Nhưng
có một điều bí ẩn quan trọng: làm sao biết chúng ta thuộc loại nào, lúc bây giờ chúng ta còn thời gian để tự hỏi, chưa trễ ?
Biết
rằng không một ai
trong chúng ta hoàn hảo…
Nhưng
cũng không một ai hoàn
toàn xấu.
Trong
mỗi chúng ta đều có một chút ngạo mạn, một chút kính sợ Chúa , nói như Ma-la-khi,
một chút kiêu ngạo, một chút khiêm nhường, một chút hận thù hay vô tâm, một chút yêu thương, một chút phục vụ cho chính mình, một chút phục vụ tha nhân.
Thì lúc ấy sẽ có sự sàng lọc được thực hiện từ trong chúng
ta :
những hạt giống tốt sẽ nảy mầm dưới ánh nắng Thiên Chúa, những rơm rạ sẽ bị đốt đi.
Những
gì trong chúng ta là hình ảnh, hay
sự chờ đợi Thiên Chúa - điều mà Ma-la-khi
gọi là «kính sợ Thiên Chúa» sẽ được toại nguyện, biến hình.
Tất cả những gì trong chúng ta là cản trở cho tình yêu- Ma-la-khi gọi là « kiêu ngạo » - sẽ bị tan ra như tuyết dưới ánh nắng, hay bị « thiêu rụi như rơm rạ », như Ma-la-khi nói trong bài này.
Sự phán xét
của Thiên
Chúa, thật ra là một sự
thanh tẩy, và khi
ấy rốt cuộc trong mỗi chúng
ta, Chúa sẽ nhận ra hình ảnh của Ngài, giống Ngài.
Trong
sách Thánh Kinh mang tên ngài, Ma-la-khi dùng hai hình ảnh khác để miêu tả kỳ công về cuộc phán xét của Thiên Chúa:
người luyện kim và thợ giặt.
Khi
người thợ giặt dùng thuốc tẩy
vết nhơ, không phải để
huỷ cái nắp bàn
ngày lễ mà làm cho nó được trắng sạch.
Người
luyện kim lọc vàng và bạc, không
phải để phá huỷ tòan diện món nữ trang, nhưng để món đồ trang sức sáng chiếu hơn vẻ đẹp của nó.
Cũng như thế, tất cả những gì là…
tình yêu, phục vụ sẽ được tăng trưởng, rạng nở, biến hình…
những gì không phải là tình yêu sẽ đơn giản biến
đi.
Cuối
cùng, rơm rạ
có bị đốt đi, có gì là quan trọng ?
Tất
cả những gì là hạt giống
tốt sẽ nảy mầm dưới ánh nắng mặt trời.
Không !
thật sự chúng ta
không có gì phải sợ ngày của Chúa.
***
Dịch giả: E. Marco Lương Huỳnh Ngân
Hiệu đỉnh : Khổng Nhuận
https://tramtubensuoi.blogspot.com/2018/09/ngay-phan-xet-ta-se-ra-sao.html
Leave a Comment