Phúc … Khốn …
Phúc … Khốn …
Lc 6,20-26
* Có hai thứ nghèo :
– Nghèo về mặt vật chất
(nghèo sinh đạo tặc), thiếu thốn của cải trần gian (Lc 4,18 ; 7,22 ;14,13.21 ;
16,20.25 ; 19,8…)
Họ cũng là những người thấp kém về mặt xã hội :
những người tàn tật, què quặt, đui mù (Lc 14,13.21),
những người bất hạnh, bị bỏ rơi, sống bên lề xã hội (Lc 16,20.25),
những người bị áp bức, những kẻ bé mọn (Lc 10,21)
– Nghèo tinh thần. Tâm
hồn khát vọng
khôn nguôi, không có gì lấp đầy trong tâm hồn họ được …
Vậy
thì cứ nghèo là được chúc phúc à ?
và
cứ nghèo là có Nước Thiên Chúa sao ?
* Có hai thứ đói :
– Đói về vật chất. Ở
đây tác giả Tin Mừng muốn nói đến đói khổ hiện thời, thực thụ nhưng lại hứa hẹn
đến tiệc trong Nước Thiên Chúa (13,29 ; 14,15.16-24), nơi không còn cảnh đói
khổ, nơi con người sẽ được hưởng niềm vui và hạnh phúc.
Đói về tinh thần.
Chưa bằng lòng, chưa an ổn, chưa thỏa lòng với cách sống đạo hiện tại…
Chúa vẫn còn xa tít tắp… con người chưa có sự yêu thương tha thứ chân thật… Trong vực sâu
thăm thẳm, vẫn
cứ đói khát Chúa, cầu mong Người lấp đầy.
Vậy thì cứ để bụng đói rồi được
chúc phúc à ?
Có cái gì làm cho no lòng đây ?
Ai làm cho no lòng ?
*
Có phải khóc là bất hạnh và những người cười là
hạnh phúc ?
Xin thưa, trả lời những thắc mắc trên, nghèo hay đói hay
khóc cười chẳng thể hiểu hay giải thích theo kiểu trần gian
này được đâu nếu không đón nhận nguồn mạch yêu thương từ nơi Thiên Chúa.
Một người nghèo đói, nghèo đói tận mạng, nghèo và đói không thể
kéo lê nổi thân xác của mình thì còn sức đâu mà vác xác đi làm thuê làm mướn
đây ?
Chẳng cần phải hứa hẹn gì cả, thực tế miễn có cái gì cho vào miệng
… và đầy dạ dầy !
Thường thì no tâm linh thì cũng kéo theo thân xác, nên những
nhu cầu vật chất
giảm đi rất
nhiều.
Khi họ có cái PHÚC quá lớn rồi thì tình nguyện sống khó
nghèo, làm chủ thèm khát trong lòng, đời sống trở nên nhẹ nhàng thanh thoát …
Nói chung ở đây Tin Mừng của ông Luca khác với ông Mátthêu.
Luca làm nổi bật tính xã hội vì quan tâm đến người nghèo. Trong
mỗi mối phúc, độc giả nhận ra có sự đảo ngược :
tình trạng trong tương lai sẽ ngược hẳn với tình trạng hiện tại
(Lc 1,51-53 ; 16,19-21.25).
Tuy là nhấn mạnh đến khía cạnh xã hội, nhưng những người nghèo của
ông Luca có một đời
sống tâm linh rất tuyệt vời !
“Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng
dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.
Ô ! vui
mừng nhảy múa ngay từ đời này, nên dù nghèo hay giàu, không quan
trọng mà là có
Thầy Giêsu là tất cả và ở trong mọi người
“Vậy không còn phải phân biệt Hy-lạp hay Do-thái, cắt bì hay không
cắt bì,
man di, mọi rợ, nô lệ, tự do,
nhưng chỉ có Đức
Ki-tô là tất cả và ở trong mọi người”.
Hạnh phúc thay !
OTC
Leave a Comment