Cơ hội ngàn vàng
Cơ hội ngàn vàng
Mt 9,9-13 Ep 4,1-7.11-13
– Đồng bàn
“có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và
các môn đệ”.
Cùng
ăn với Người, hiểu ngay được là đồng bàn.
Việt Nam
chúng ta khi đi ăn cỗ thì có xếp mâm các cụ, mâm dành cho tráng niên, thanh
niên, giúp việc… Mâm các cụ thì chỉ có các cụ, các cụ ngồi với nhau nên gọi là
đồng bàn. Bữa cỗ nào cũng được sắp xếp thứ tự theo lớp lang trên dưới. Không có
chuyện oắt con mà leo lên chễm chệ ngồi mâm các cụ. Ngược lại chẳng có cụ nào
dở hơi lại xuống đồng bàn với đám trẻ…
Đồng bàn là ngang hàng với nhau, dễ ăn, dễ uống, dễ nói, dễ
gói đem về.
Người thu thuế và tội lỗi kéo đến đồng bàn với Thầy Giêsu và các
môn đệ nên người Pharisêu lên tiếng thì có gì lạ đâu ?
Các ông Pharisêu có ý trách cứ Thầy Giêsu chứ không phải trách cứ “bọn”
thu thuế và “quân” tội lỗi.
Người công giáo chúng ta thấy kẻ khố rách áo ôm mà ngồi đồng bàn với các cha,
các thầy thì ngay tức khắc, họ xách tai kẻ ấy xuống, đá cho vài đá và quát ầm
lên : hỗn láo
nào !
Vậy sao người công giáo chúng ta ra trước mặt Chúa lại cứ cúi gập
mình xuống, nhăn
nhó mà đấm ngực thùm thụp vì con là kẻ tội lỗi ngập đầu ngập cổ.
Sao không hồn nhiên và vui vẻ như những ông thu thuế và tội
lỗi nhỉ ?
Con cái của Chúa mà cứ mặc cảm như thế thì làm sao mà khá lên được ?
Không đồng bàn mà lại cứ chui xuống gầm bàn thở than rên xiết, chắc là Chúa buồn
lắm !
Có tội lỗi đến đâu thì Chúa cũng biết thừa nên lúc gặp Chúa thì cứ
vui vẻ hồn nhiên cái đã, rồi sau Chúa sẽ tính cho.
Cứ
chọn Chúa đi, còn việc làm thì để Chúa sẽ
làm cho, sức con người làm sao mà tự giải quyết được.
– Tội lỗi
“Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi”.
Trong thâm tâm mỗi người thì ai cũng thích, cũng muốn mình là
người công chính cơ.
Công chính theo kiểu của mấy
ông Pharisêu là cho mình đạo đức, giỏi
giang, tốt lành hơn nhiều người.
Hoặc công chính là cố gắng giữ trọn các giới răn, chu toàn bổn phận là
yên tâm rồi.
Hoặc công chính là cũng đã làm công tác bác ái xã hội, lo cho người nghèo,
thăm viếng cô nhi quả phụ là mãn nguyện lắm rồi.
Rất có nhiều thứ công chính mà mỗi người tự chọn lấy cho mình vì
thế mà không
nhận ra tội lỗi của mình tức là nhận biết chính mình.
Nếu chỉ kể tội lỗi theo kiểu luân lý thì ai mạnh tức cố gắng gồng
mình lên làm được thì người ấy thắng, còn những ai đã cố gắng hết mình mà lại
cứ thua thì kể như tiêu đời rồi.
Người
công chính thật là người sống đức tin cơ đấy
nên Chúa đến với nhân loại nói lời đầu tiên là kêu gọi sám hối hoán cải và Nước
Trời đã ở kề ngay bên.
Tại sao Chúa đến trần gian để kêu gọi người tội lỗi ?
Thưa là vì người tội lỗi dễ nhận ra Lời Tình Thương ấm áp hạnh
phúc của Chúa hơn những gì mà trước đây họ tưởng.
Do đó, họ dễ quay đầu trở lại hơn,tức là họ sám hối nhận biết mình
thật rõ và đồng thời cũng nhận biết lòng xót thương của Chúa thật ngọt ngào
xiết bao.
Vậy người
công chính không phải là người không có tội hay chỉ có vài tội lặt
vặt nhưng là người đã tin Chúa Giêsu Kitô là Chúa
và sống
tương quan thân mật với Chúa trong cuộc sống hằng ngày với niềm vui
và hạnh phúc.
“Tôi bảo thật các ông : những người thu thuế và những cô gái điếm
vào Nước Thiên Chúa trước các ông”.
– Mừng lễ thánh Mát-thêu
Ông Mát-thêu thu thuế này được xếp vào hạng với “quân” tội lỗi
nhưng hôm nay Chúa đã cho ông cơ hội ngàn vàng.
Chúa đã cố tình ngang qua trước mặt ông và lên tiếng khẽ gọi ông
và ông đã đứng bật dậy đi theo Chúa.
Bật dậy khỏi cái chỗ mà ông đã cảm thấy ê ẩm
ngán ngẩm lắm rồi. Đã nhiều lần muốn đứng bật dậy nhưng chưa có cơ hội (ngại)
và hôm nay cơ hội đã đến, với cái khều nhẹ, bỏ tất cả và hân hoan mở tiệc khoản đãi mọi
người.
Ông đã trở nên môn đệ thân thiết với Thầy Giêsu. Tên của ông được
Tin Mừng nhắc đến nhiều lần và ông đã trở nên thánh sử. Viết Tin Mừng và rao
giảng Tin Mừng cho người Do Thái bởi vì ông đã đối chiếu Cựu Ước qua Tân Ước,
ứng nghiệm Lời đã được tiên báo từ ngàn xưa.
Xin thánh nhân nguyện giúp cầu thay cho chúng con biết dùng Tin
Mừng để rao giảng Chúa Giêsu trong thời đại hôm nay. Amen.
“Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi
người, qua mọi người và trong mọi người”.
OTC
Leave a Comment