Hai cách sống Khôn Ngoan
BÀI ĐỌC 2 CN XXV TN B ( Gc3, 16-4,3) 23 09 2018
Hai cách sống Khôn Ngoan
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
16 Thật vậy, ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa.
17 Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là
thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không
thiên vị, cũng chẳng giả hình.
18 Người xây dựng hoà
bình thu hoạch được hoa trái đã gieo
trong hoà bình, là cuộc đời công
chính.
1 Bởi đâu
có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng
phải là bởi chính những khoái
lạc
của anh em đang gây chiến trong con người anh em
đó sao?
2 Thật vậy, anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau. Anh em không có, là vì anh em không xin;
3 anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng
phí trong việc hưởng lạc.
Chúng
ta thường gặp trong Thánh
Kinh đề tài « Hai
Con Đường »,
đây là một trường hợp dưới ngòi
bút của thánh Gia-cô-bê.
Một bên thì có ghen tương ganh tị, xáo trộn và chiến tranh ;
bên
kia thì có thanh khiết, hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, từ bi.
Đó là
hai cách sống trái
ngược nhau, hai loại « khôn ngoan » theo nghĩa « biết sống ».
Trước đó vài câu, thánh Gia-cô-bê
nói : « sự khôn ngoan của thế gian, của con người tự
nhiên, của ma quỷ »( 3,15).
Nhưng ở đây ngài nói tới sự khôn ngoan khác, sự khôn ngoan đến từ Thiên Chúa.
Cách thứ nhất là đời sống theo A-đam,
cách
thứ hai chúng
ta nên cố gắng sống, đó là
sự khôn ngoan theo Chúa Giê-su « mềm dẻo, đầy từ bi ».
Vì
thế bài này lập lại nhiều sự đối kháng.
Tất cả đều qui về một điều : sự đối kháng giữa hai sự khôn ngoan, hai
cách hành xử trong đời.
Ví dụ « ghen tương và tranh chấp »( c16) phải được hiểu đối với câu
sau « là hiếu hoà, khoan
dung, mềm dẻo » ;
Và « đủ mọi thứ việc xấu xa »với « làm cho con người trở nên
trước là thanh
khiết » của câu 17.
Thế thực ra thánh Gia-cô-bê muốn
nhắm tới ai ?
Ngài
không nói, nhưng không cần, ai
cũng hiểu. Theo các đề tài được triển khai trong phần còn lại của bức thư, có thể cho chúng ta vài giả thuyết : ghen tương và tranh chấp có thể về phương
diện vật chất hay thiêng liêng.
Về phương diện vật chất,
Chỉ
cần nhớ lại phần đã triển khai
về sự kỳ thị xã hội giữa người giàu và người nghèo. ( 2,1-5, trong chúa
nhật thứ XXVI).
Về các tranh chấp thiêng liêng,
Điều thú vị
ở đây được ghi là chữ « ghen tương », có thể gợi ý tới sự cuồng
tín về ý thức hệ.
Nên đọc lại các câu ngay trước bài đọc chúa nhật chúng ta, ở đầu chương 3, thánh Gia-cô-bê cảnh báo các tín hữu coi chừng, phải kềm chế miệng lưỡi.
« 5 Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân
thể, mà lại huênh
hoang làm được những chuyện to lớn…nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người.
9 Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta,
ta
cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa
.10 Từ cùng một cái
miệng,
phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa.
Thưa anh em, như vậy thì không được (3,5…10).
Sau
đó một đoạn, ngài
còn nói rõ hơn : « 14 Nhưng nếu trong lòng anh em có sự ghen tương, chua chát và tranh chấp, thì anh em đừng có tự cao tự đại mà nói dối, trái với sự thật » ( 3,14).
Nguy cơ ấy không phải là một
giả thuyết đâu, vì ngay chương đầu
ngài đã nói :
« 26 Ai
cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi,
là tự dối lòng mình, vì đó chỉ là thứ đạo
đức hão » (1,26).
Đối với thánh Gia-cô-bê các thái độ ghen
tương và tranh chấp
thuộc về ngẫu tượng giáo.
Một tôn giáo thật, dù là Do Thái hay Ki-tô giáo đều dẫn đưa chúng ta đến một cách sống khác hẳn.
Những
thực tế đó ( dù trên phương diện vật chất hay thiêng liêng) cũng được trải nghiệm cách này hay cách khác.
Không có một hạnh phúc dân ngoại và một hạnh phúc đạo Ki-tô,
nhưng có hai cách sống hạnh phúc.
Cách của người ngoại và cách của Ki-tô hữu.
Trước
kia chúng ta sống dưới
sự thống trị của sự thèm muốn, tức là ích kỹ. Đạo Do Thái, hơn thế nữa, đạo Ki-tô đưa vào vương quốc của tình yêu huynh đệ.
Đó là
ý nghĩa của điều răn « ngươi không được ngoại tình » ( Ghi chú người dịch : chữ Pháp
dùng chữ « thèm
muốn » ),
không phải ngươi không
nên muốn gì hết, nhưng trước hết ngươi không
dành riêng cho ngươi và điều thứ
hai, ngươi không chiếm đoạt
cho ngươi.
Nếu
ngươi trở nên nô lệ những
gì ngươi sở hữu, ngươi sẽ mất đi sự tự do ( vì ngươi luôn bị ám ảnh
bởi dục vọng của ngươi)
và
ngươi sẽ mất đức bác ái vì ngươi trở nên thèm muốn sở hữu của người khác.
Thế nhưng Thánh Kinh không dạy khinh khi của cải thế gian.
Từ những Lời đầu tiên Thiên Chúa nói với Áp-ra-ham, dân Chúa chọn biết rằng Ngài luôn muốn chúng ta hạnh phúc, trong đó có của cải vật chất.
Ao
ước có được hạnh phúc, dù vật chất hay thiêng
liêng đều chính đáng, vì đó thuộc về điều sáng tạo từ Thiên Chúa.
Nhưng luôn luôn phải biết đặt
chúng ta vào bàn tay của Chúa.
Sau đó vài câu, thánh
Gia-cô-bê nói rõ chúng ta phải nghĩ
như thế nào « "Nếu Chúa muốn, chúng
ta sẽ
sống và làm điều nọ điều kia » (
4,15)
« Nếu Chúa muốn » đó là cách nói của thánh
Gia-cô-bê, và cũng rất gần giống Chúa
Giê-su : « xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha » ( Lc 22,42).
Nhưng đối với chúng ta, chuyển từ sự khôn ngoan này sang sự khôn ngoan kia không bao giờ hoàn toàn hoàn tất :
Chúng
ta là những tạo vật bị chi phối :
Thánh Gia-cô-bê
nói có một sự đấu tranh thật sự đang diễn ra trong chúng
ta và những tranh chấp chỉ là
hình ảnh thể hiện bên
ngoài : « 1 Bởi đâu có chiến
tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính
những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao? » (
4,1)
Bí quyết là ở trong cầu nguyện,
vì chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta ơn khôn ngoan.
Đó là một trong những điều chính
yếu trong tất cả suy niệm từ Thánh Kinh.
Ngay từ đầu thư thánh Gia-cô-bê cũng đã khuyên độc giả cầu nguyện để được ơn khôn ngoan :
« 5 Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan,
thì hãy cầu xin Thiên Chúa,
Người sẽ ban cho.
Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi,
không quở trách » (
1,5)
***
***
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân Hiệu đính: Khổng Nhuận
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân Hiệu đính: Khổng Nhuận
Leave a Comment