Chúa muốn con người hạnh phúc
THÁNH VỊNH CN XXVI TN B
( Tv18, 8.10.12-14) 30 9 2018
(cũng xem suy niệm Chúa Nhật thứ III Mùa chay năm B)
Chúa
muốn con người hạnh phúc
8 Luật pháp CHÚA quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn.
Thánh ý CHÚA thật là vững chắc, cho người dại nên khôn.
Thánh ý CHÚA thật là vững chắc, cho người dại nên khôn.
10 Lòng kính sợ CHÚA luôn trong trắng, tồn tại đến muôn đời.
Quyết định CHÚA phù hợp chân lý, hết thảy đều công minh,
Quyết định CHÚA phù hợp chân lý, hết thảy đều công minh,
12 Nên tôi tớ Ngài đây xin ra công học hỏi;
ai giữ những điều này sẽ được nhiều lợi ích.
ai giữ những điều này sẽ được nhiều lợi ích.
13 Nhưng nào ai thấy rõ các lầm lỗi của mình?
Xin Ngài tha các tội con phạm mà chẳng hay.
Xin Ngài tha các tội con phạm mà chẳng hay.
14 Xin cũng giữ cho tôi tớ Ngài khỏi kiêu ngạo,
đừng để tính xấu này thống trị con.
Như thế con sẽ nên vẹn toàn
không còn vương trọng tội.
đừng để tính xấu này thống trị con.
Như thế con sẽ nên vẹn toàn
không còn vương trọng tội.
Trong
đời có nhiều bài thánh ca để tôn vinh Bộ Luật Hình Sự không nhỉ?
Nếu
có, là chuyện
lạ…Bài này lại chính là một bài ngợi ca Lề Luật : hay nói đúng hơn là ngợi khen Đấng đã ban lề luật đó cho dân của mình. Lý do thật đặc biệt, dân này không có một vị lập pháp bình thường!
Ở
Mê-dô-pô-ta-mi-a có Bộ Luật
Ham-bu-ra-mi, ở Pháp có bộ Luật
Na-pô-lê-ong; nhưng ở
Ít-ra-en có « Lề
Luật của Thiên Chúa ». Bài Tv hôm nay của chúng ta có rất nhiều chữ đồng nghĩa lập đi lập lại một thực
thể: «Luật
pháp CHÚA - Thánh
ý CHÚA -Huấn lệnh
CHÚA - Mệnh lệnh CHÚA - Quyết định CHÚA».
Lý do việc lập đi lập lại này chứng tỏ cho chúng ta thực chất là gì, hay đúng hơn sự thật nói về Ai?
Thật
ra chỉ có Thiên Chúa, đấng đã mặc khải tên mình cho Mô-sê. Ngài đã chọn dân này trong vô số dân trên trái đất và đã giải thoát họ…Đấng đã kết
Giao Ước với họ trong suốt hành trình hiện hữu của dân này…Sau cùng là Đấng tiếp tục công trình giải thoát bằng Lề Luật của Ngài….
Xin
đừng bao giờ quên,
quan trọng hơn hết mọi sự là dân
Do Thái đã trải nghiệm cuộc giải
phóng nhờ Thiên
Chúa. Mệnh lệnh
CHÚA ở đây là nhắc lại trực tiếp đến sự kiện ra khỏi Ai-cập: Đây là
một cuộc giải phóng. «Chúa
đem dân Ngài ra khỏi» xiềng xích của nô lệ,
Chúa giải thoát mọi xiềng xích khác cản trở con người hạnh phúc.
Đó là Giao Ước vĩnh cửu. Xuất Hành là con đường đi đến Đất Hứa. Tuân theo Lề Luật thật ra
là tiến về Đất
Hứa, quê hương tương lai của nhân loại.
Trong
sách Đệ Nhị Luật có những suy niệm tuyệt vời nhất về Lề Luật. Ví dụ như :
« 32 Anh (em) cứ hỏi những thời xa xưa, thời có trước anh (em), từ ngày
Thiên Chúa dựng nên
con người trên mặt đất; cứ hỏi từ chân trời này đến chân trời kia: có bao
giờ đã xảy ra chuyện vĩ đại như thế, hay có ai
đã nghe điều giống
như vậy chăng?
33 Có dân nào đã được nghe tiếng Thiên
Chúa phán từ trong
đám lửa như anh (em) đã
nghe, mà vẫn còn sống không?
34 Hoặc có thần nào đã ra công đi chọn lấy cho mình một dân tộc từ giữa một dân tộc khác, đã dùng bao thử thách, dấu lạ, điềm thiêng
và chinh chiến, đã
dang cánh tay mạnh mẽ
uy quyền, gây kinh hồn táng đởm, như ĐỨC CHÚA,
Thiên Chúa của anh
em, đã làm cho anh em tại Ai-cập, trước mắt anh (em) không?
35 Chính anh (em) đã được cho thấy những điều đó, để biết rằng
ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa và ngoài Người ra không
có thần nào
khác nữa.
36 Từ trời, Người đã cho
anh (em) nghe tiếng
Người, để dạy dỗ anh (em);
dưới đất, Người đã cho
anh (em) thấy ngọn
lửa lớn của Người, và anh (em) đã nghe các lời Người phán ra
từ trong đám lửa.
37 Bởi vì Người đã yêu thương cha ông
anh (em), nên sau các ngài, Người đã chọn dòng dõi các ngài, và
đã đích thân dùng sức mạnh
lớn lao của Người đưa anh (em) ra khỏi Ai-cập.
38 Người đã đuổi những dân lớn và mạnh hơn anh (em) cho khuất mắt anh (em), để đưa anh
(em) vào đất của chúng và ban cho anh
(em) đất ấy làm
gia nghiệp, như anh (em)
thấy hôm nay.
39 Vậy hôm nay, anh (em) phải biết và để tâm suy niệm điều này:
trên trời cao cũng như dưới
đất thấp, chính ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa, chứ không có thần nào khác nữa.
40 Anh (em) phải giữ các
thánh chỉ và mệnh lệnh của Người, mà hôm
nay tôi truyền cho
anh (em);
như vậy anh (em) và con
cháu anh (em) sau này sẽ
được hạnh phúc, và anh (em) sẽ được sống lâu
trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), vĩnh viễn ban cho anh (em)."(Đnl 4, 32-40)
Hay
vỏn vẹn chỉ như thế này :
« Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe và lo đem
những điều ấy ra thực
hành; như vậy anh (em) sẽ được hạnh phúc » (Đnl
6, 3)
Và
trong Tv chúng ta :
8 Luật pháp CHÚA quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn.
Có
một điều chắc chắn nhất trong Thánh
Kinh, là
Chúa muốn con người hạnh phúc,
và để được như thế Chúa ban cho một phương tiện, một phương tiện rất đơn giản:
chỉ cần nghe theo Lời Chúa viết trong Luật của Ngài.
Con đường được đánh dấu, các điều răn là những cột hướng dẫn bên đường để báo hiệu cho chúng ta những hiểm nguy, có thể như câu thứ 9 : Mệnh lệnh CHÚA xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời.
Ngày
này qua ngày khác Lề Luật là thầy dạy của ta :
nguồn gốc của chữ «Tô-ra » có nghĩa trước tiên là «dạy dỗ».
Câu
8 nói «Thánh ý CHÚA thật là vững chắc, cho người dại nên
khôn».
Người dại ở đây là chính những người khiêm nhường chấp nhận để cho Chúa dạy :
«12 Giờ đây, hỡi Ít-ra-en, nào ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), có đòi
hỏi anh (em) điều gì
khác đâu, ngoài việc phải
kính sợ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), đi theo mọi đường lối của Người, yêu mến phụng thờ Người hết lòng,
hết dạ,13 giữ
các mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA và
các thánh chỉ của
Người mà tôi truyền cho anh (em) hôm
nay,
để anh (em) được hạnh phúc » (Đnl
10, 12-13)
Tiên
tri Mi-kha cũng lập lại điều này
như một tiếng vang :
«Hỡi
người, bạn đã được nói cho hay điều nào là tốt, điều nào ĐỨC CHÚA đòi hỏi bạn:
đó chính là thực thi công
bình, quý yêu nhân nghĩa
và khiêm nhường bước đi với Thiên
Chúa của bạn." (Mk 6, 8)
Không
có đòi hỏi nào
khác, và cũng không có con đường nào
khác để thực sự hạnh phúc.
Câu 10 và 11 nói
«10 Lòng
kính sợ CHÚA
luôn trong trắng, tồn
tại đến muôn đời. Quyết định CHÚA phù
hợp chân
lý, hết thảy đều công
minh,
11 thật quý báu hơn vàng, hơn vàng y
muôn lượng, ngọt ngào
hơn mật ong, hơn mật ong
nguyên chất.
Ở
đây sự khác biệt văn hoá của tác giả Tv và chúng ta không có bao nhiêu:
Thật vậy, cũng giống như chúng ta nghĩ, vàng là
kim loại không tự huỷ và quý giá vì thế được yêu chuộng.
Còn
mật ong thì
không như thế. Nó
không gợi lên
cho chúng ta và người dân xứ Pa-lét-tin cùng một ý tưởng. Khi Chúa gọi ông Mô-sê để trao cho ông sứ vụ giải thoát dân Ngài, Chúa hứa :
« 17 Ta đã phán: Ta sẽ cho các ngươi thoát cảnh khổ cực bên
Ai-cập mà lên
miền đất người
Ca-na-an, Khết, E-mô-ri, Pơ-rít-di, Khi-vi và
Giơ-vút, lên miền đất
tràn trề sữa và mật » (St
3, 17).
Không ai biết thành ngữ tràn trề sữa và mật đó được nói khi nào. Điều chắc chắn là rất xa xưa rồi, và người dân xứ Ca-na-an đã dùng. Đối với họ cũng như đối với dân Do
Thái có nghĩa là phì
nhiêu và ngọt ngào.
Dĩ nhiên ở đâu cũng có mật chứ không hẳn chỉ ở Pa-lét-tin. Xứ nào cũng thích bánh mật. Ngay trong sa mạc cũng có,
thánh sử Mát-thêu
nói « 4 Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây
da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn »(Mt
3, 4).
Thế nhưng thật ra mật ong rất hiếm, chính
vì thế mà điều tuyệt vời trong Đất Hứa lại đầy dư, «…tràn
trề sữa và mật » (St
3, 17)
Phì
nhiêu và ngọt ngào được cho là tác động của Chúa, thế nhưng không chỉ riêng cho Ít-ra-en. Các nghi lễ của các đạo đều để cầu xin ân huệ nơi các thần thiêng: làm cho vui lòng các ngài để được mưa xuống đúng lúc, để tránh mưa đá, để tránh nạn cào cào, tất cả những gì để gặt hái được mùa …vì các thần thánh đầy uy quyền.
Điều đặc thù ở Ít-ra-en, dân này có một trải nghiệm về công trình của Thiên Chúa, điều này làm thay đổi cả cuộc diện!
Không cần mè nheo để cầu xin ơn này ơn nọ; những ơn lành đó đã được chắc chắn trao ban trước rồi.
Điều
đặc biệt cho Ít-ra-en là dân này đã có một trải nghiệm về lòng nhân từ của Chúa.
Chúa tự mình lấy sáng kiến tạo dựng thế giới, vạn vật chỉ vì
tình yêu.
Và mật ong ở đây là biểu tượng của chính lòng từ bi Thiên Chúa.
Trong sách Đệ Nhị Luật, khi Chúa nhắc lại tất cả những sự nâng
niu ân cần của Ngài
trong Xuất Hành,
Ngài nói :
« Người cho nó nếm mật ong chảy ra từ hốc đá, nếm dầu từ tảng đá hoa
cương » (Đnl 32,13b)
Bánh
Man-na cũng được ví như
mật ong vì
cũng ngọt ngào và
cũng là quà nhưng không của Thiên
Chúa :
«31 Nhà Ít-ra-en đặt tên cho vật ấy là man-na. Nó giống như hạt ngò,
màu trắng và mùi
vị tựa bánh
tráng tẩm mật ong » (Xh
16, 31)
Kể từ đây người ta thường có thói quen nói củ hành Ai-cập và mật ong Ca-na-an (Cũng có mật ong ở Ai-cập vậy, nhưng không
có kinh nghiệm của Xuất hành
và sự hiện diện của Thiên
Chúa).
Kể từ nay, Ít-ra-en biết rằng Lời Chúa tạo dựng thế giới và còn hơn nữa Lời
Ngài cứu độ thế gian, vì :
«…người
ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng ĐỨC CHÚA
phán ra (Đnl 8, 3b)
***
***
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân Hiệu đính: Khổng Nhuận
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân Hiệu đính: Khổng Nhuận
Leave a Comment