Gông xiềng : hình ảnh sai lệch về Thiên Chúa
THÁNH VỊNH CN XXIV TN B
( Tv114, 1-9) 16 09 2018
Gông xiềng : hình ảnh sai lệch về Thiên
Chúa
1
Lòng tôi yêu mến Chúa,
vì CHÚA đã nghe tiếng tôi khẩn nài,
2
Người lại lắng tai ngày
tôi kêu cứu.
3
Dây tử thần đã bủa vây tôi chằng chịt,
lưới âm ty chụp xuống trên mình.
lưới âm ty chụp xuống trên mình.
4
Gặp gian truân sầu khổ, tôi đã
kêu cầu danh CHÚA
:
"Ôi lạy CHÚA, xin cứu gỡ mạng con !"
"Ôi lạy CHÚA, xin cứu gỡ mạng con !"
5
CHÚA là Đấng nhân từ chính trực,
Thiên Chúa chúng ta một dạ xót thương,
Thiên Chúa chúng ta một dạ xót thương,
6
hằng gìn giữ những ai bé mọn,
tôi yếu đuối, Người đã cứu tôi.
tôi yếu đuối, Người đã cứu tôi.
7
Hồn tôi hỡi, thôi bình tĩnh lại,
vì trên ngươi, CHÚA đã xuống ơn lành ;
vì trên ngươi, CHÚA đã xuống ơn lành ;
8
Chúa cứu gỡ mạng tôi khỏi chết,
giữ mắt này chẳng còn đẫm lệ,
ngăn ngừa tôi khỏi phải hụt chân.
giữ mắt này chẳng còn đẫm lệ,
ngăn ngừa tôi khỏi phải hụt chân.
9
Tôi sẽ bước đi trước mặt
Người
trong cõi đất dành cho kẻ sống.
trong cõi đất dành cho kẻ sống.
Đây
là lời cầu nguyện của dân tộc có đức tin.
Họ
đã trải nghiệm, chính
ngay trong lúc sự đau khổ, rằng Thiên
Chúa đứng về một phe với họ « 10 Tôi
đã tin cả khi mình
đã nói : "Ôi nhục nhã ê
chề ! »
(Câu 10 chúng ta không đọc hôm
nay).
Sự nhục nhã nói ở đây là kiếp nô lệ
bên Ai-cập : Mười lần
vua Pha-ra-on hứa cho tự do, nhưng cuối cùng lần nào ông cũng cư xử như kẻ thù nghịch.
Chỉ
có Thiên Chúa mới luôn cố gắng giải thoát dân Ngài và giúp họ trốn về xứ. Các câu đầu bài thánh vịnh giải thích bối cảnh ấy :
«1 Lòng
tôi yêu mến Chúa,
vì CHÚA đã nghe tiếng tôi khẩn nài,
2 Người lại lắng tai ngày
tôi kêu cứu.
3 Dây tử thần đã bủa vây tôi chằng chịt, lưới âm ty
chụp xuống trên
mình.
4 Gặp gian truân sầu khổ, tôi đã
kêu cầu danh CHÚA
: "Ôi lạy CHÚA,
xin cứu gỡ mạng con
!"
Lưới
âm ty ở đây là
Ai-cập, nhưng sau nhiều thế kỷ có nhiều thứ xiềng xích khác. Mọi người đều biết
mặc
dù chúng ta có vẻ tự do, chúng ta cũng bị xiềng xích.
Có
một loại trong những xiềng xích ấy, tệ nhất các thứ gông xiềng là trong trí ta có một hình ảnh sai lệch về Thiên Chúa.
Ví dụ như tưởng tượng một Thiên Chúa đối thủ với con người ( như trong huyền thoại Lưỡng Hà)
hay tưởng tượng một Thiên Chúa thèm khát hy lễ người sống (như các tôn giáo vùng Ca-na-an).
Khi dân It-ra-en vừa vào đất Ca-na-an, họ gần gũi với dân bản xứ có tôn giáo đòi hỏi hy lễ người sống, cũng phải khó
khăn lắm để cưỡng lại khỏi bị ảnh hưởng,
nhưng không phải lúc
nào cũng thành công.
Khi mọi sự tồi tệ, sợ chiến tranh, sợ tai ương, ai cũng có thể làm bất cứ điều gì.
Trong những lúc ấy,
nếu có ai thuyết phục
để vị thần nào đó ban cho điều
ta ước muốn, thì chúng ta cũng sẵn sàng làm mọi sự…
Vì thế hồi thế kỷ thứ VIII trước CN vua A-khát đã
tế lễ con trai ông để cứu vương quốc của mình.
Cũng chính trong giai đoạn ấy được viết về sự thử thách
ông Ap-ra-ham trong sách Sáng thế. Sự khám
phá tuyệt vời của Ap-ra-ham là Chúa muốn mọi người được sống, không có cái chết nào tôn vinh Ngài. Chúa không
muốn của lễ loại ấy…
«15 Đối với Chúa thật là đắt giá cái chết của những ai trung hiếu với Người ».
Vì thế chúng ta hiểu vì sao bài thánh vịnh này được đề nghị cho chúng ta như tiếng vang cho bài tường thuật về cuộc thử thách ông Áp-ra-ham.
Sự khám phá ra «15 Đối với Chúa thật là đắt giá cái chết của những ai trung hiếu với Người » không
phải lúc nào cũng được nhớ đến.
Con
rắn trong vườn Địa Đàng ám chỉ Thiên Chúa muốn con người phải chết…
và
chính Thánh Kinh quả quyết điều ấy là một chước cám dỗ không bao giờ nên sa ngã.
Nhưng sở dĩ Thánh Kinh nhấn mạnh như thế là vì sự cám dỗ ấy không ngớt trở đi trở lại, cho rằng Thiên Chúa là một đối thủ ganh tị với sự tự do của chúng ta.
Chúa có vẻ xem
mạng sống chúng ta như một trò chơi tuỳ sở thích.
Dĩ nhiên quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa hệ tại hình ảnh chúng ta tưởng tượng về Ngài.
Trong mô hình ngoại đạo, có thể nói có hai giai đoạn :
Trước hết con người mong
muốn điều gì đó ;
kế đến giai đoạn
thứ hai để đạt tới mục đích, con người thử tán
tỉnh thần thánh bằng đủ
mọi cách, kể cả tế
lễ người, nếu cần.
Ngược
lại bài thánh vịnh hôm
nay đề nghị một thái độ
của đức tin, tức là đi ngược hẳn lại mô hình kia.
Cũng có hai giai đoạn nhưng ngược lại.
Giai đoạn đầu,
Chính Chúa
lấy sáng kiến. Ngay từ đầu Ngài lấy sáng kiến ; với A-đam, với Nô-ê,
với Áp-ra-ham
mỗi lần chính Chúa nhắc lại sự hiện diện của Ngài
và Giao Ước để con người hạnh phúc
chứ không
phải vì quyền lợi chi của Ngài, Thiên Chúa của họ.
Thế
rồi dân chúng đau khổ bên
Ai-cập, Thiên Chúa đến giải cứu : « Ta
đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta
bên Ai-cập, Ta đã
nghe tiếng chúng
kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng.8 Ta
xuống giải thoát
chúng khỏi tay người
Ai-cập…Giờ đây, tiếng rên siết của con cái
Ít-ra-en đã thấu tới
Ta; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai-cập.10 Bây giờ, ngươi hãy
đi! Ta sai ngươi đến với
Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra
khỏi Ai-cập. » (Xh3,7…10)
Và Chúa đã giải thoát
dân Ngài.
Giai đoạn thứ
hai, để đáp lại - và chỉ để đáp lại mà thôi - dân chúng cảm tạ Thiên Chúa, nhìn ra công trình của
Ngài :
« 12 Biết lấy chi đền đáp
CHÚA bây giờ vì mọi ơn lành Người đã ban cho ?
Kể từ nay lễ tạ ơn không chỉ được cử hành bằng những của lễ
trong Đền Thánh
mà còn nhất là trong cách sống hằng ngày bằng vâng
phục thánh ý Chúa : (các câu 17-19 không được đọc hôm nay )
« 17 Con
sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu
cầu thánh
danh ĐỨC CHÚA.
18 Lời khấn nguyền với CHÚA,
tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người,
19 tại khuôn viên đền CHÚA, giữa lòng ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem
! Ha-lê-lui-a »
Dĩ
nhiên, bài Thánh Vịnh này là
một trong các
thánh vịnh « ha-len »
(các Tv từ 113 đến 118 được hát
trong ngày Lễ Vượt Qua Do Thái,
sau bữa cơm).
Chúa
Giê-su đã hát bài này ngày thứ Năm
Tuần thánh, thánh sử Ma-thêu
nói : « 30 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su
và các môn đệ ra núi
Ô-liu » (Mt 26,30) .
Và thật lạ lùng mối quan hệ giữa thánh vịnh này với thánh vịnh 22 Chúa đọc trên thập giá : « 2 Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa, Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao? » (Tv22,2).
Bài này và bài kia cả hai đều gợi lên sự đau khổ.
Chúng
ta vừa nghe tiếng kêu
ngày Thứ Sáu
trên thập giá,
câu này đáp lại câu 10
không được đọc hôm
nay : « 10 Tôi đã tin cả khi mình đã nói : "Ôi nhục nhã ê chề
! ».
Cả hai bài kết thúc bằng lời tạ ơn. Tv 21 (22) (26 ,24-25) :
« 26 Chịu ơn Người, tôi
dâng lời ca tụng, ngày đại hội toàn
dân. Điều khấn nguyền, tôi
xin giữ trọn trước mặt
những ai kính sợ Người.
24 Hỡi những ai kính sợ ĐỨC CHÚA,
hãy ca tụng Người đi! Hỡi toàn thể giống nòi
Gia-cóp, nào hãy tôn vinh Người! Dòng
dõi Ít-ra-en tất cả, nào một dạ khiếp oai!
25 Bởi vì Chúa đã chẳng coi thường, chẳng khinh miệt kẻ nghèo
hèn khốn khổ, cũng không
đành ngoảnh mặt làm
ngơ, nhưng đã thương nghe lời
cầu cứu »
Như
một tiếng vang bài
Thánh Vịnh chúng
ta hôm nay cũng đi tới một quyết
định trong hai câu cuối 18-19 (không được đọc hôm nay) :
« 18 Lời khấn nguyền với CHÚA,
tôi xin giữ
trọn, trước toàn thể dân Người,
19 tại khuôn
viên đền CHÚA,
giữa lòng
ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem
! Ha-lê-lui-a. »
***
***
Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân
Hiệu đỉnh:
Khổng Nhuận
Leave a Comment