“Ra chỉ thị cho…”
“Ra chỉ thị cho…”
Mt 10,34-11,1
OTC
“đem gươm giáo”
Những chuyện lộn xộn gây xáo trộn ở đâu mà chẳng có, như cơm bữa
ấy mà !
“Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm
giáo”.
Có hai thứ gươm giáo trong mọi sinh hoạt và ngay cả sinh hoạt tôn giáo.
Trước hết, hội đoàn, cộng đoàn, nhóm lớn nhóm bé… trong các
sinh hoạt tổ chức với danh nghĩa đạo đức thế mà…
chỉ vì những chuyện nhỏ nhen vụn vặt rồi ghen tương tức tối với
nhau,
chỉ vì ganh đua hơn thua quyền lực với nhau,
chỉ vì tranh giành chức tước trên dưới với nhau,
chỉ vì tiền bạc không được ăn đồng chia đều với nhau,
chỉ vì việc làm người nhiều kẻ ít…
Vâng những chuyện này không ít thì nhiều nơi nào cũng có… gươm
giáo.
Cứ ngồi đó mà giàn xếp thì có đến tận thế… cũng không xong !
Chẳng có chi phải ngạc nhiên hay lạ lùng !
Thứ đến chuyện giúp nhau đưa đến một đời sống đức tin chân chính, đề
nghị bằng việc cầu
nguyện, thinh lặng, yêu thương, tha thứ… thì thường bị số đông chống đối
và xa tránh.
Đây mới là thứ gươm giáo Thầy đem đến.
Chuyện yêu thương tha thứ cho kẻ thù nhưng cứ bị người thứ ba nói
móc xỉa xói cho là điên khùng mới yêu thương tha thứ cái kiểu đấy.
Vâng, cái kiểu mà Thầy Giêsu đã đi trước“Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng : “Lạy Cha, xin
tha cho họ, vì họ không biết việc
họ làm.” Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm” (Lc 23,34).
Bởi nếu họ biết Chúa thì họ cũng biết việc họ làm.
Tiếp đến các vị tử đạo là rõ nhất về gươm giáo mà Thầy Giêsu nói
đến vì các vị tử đạo rất gần gũi với chúng ta.
Có gươm giáo trong đời sống đức tin thì cũng lấy gì làm lạ
đâu!
“Kẻ thù của mình chính là
người nhà” tức là những người bên
cạnh, trong hội
đoàn, trong cộng đoàn, trong nhóm, trong giới…
Vậy tất cả cùng hợp nhất ở trong tình yêu Chúa để hiểu Chúa không
đem gươm giáo hay chia rẽ nơi ngôi nhà chung chúng ta.
“không xứng với Thầy”
Chuyện gì, việc gì là xứng với không xứng với Thầy Giêsu ?
Ở đây Thầy Giêsu muốn hướng dẫn con người theo cách yêu thương của Chúa chứ
không phải cách yêu thương theo kiểu của con người xưa nay.
Tất cả, cả cha mẹ lẫn con cái đều yêu thương quảng đại theo cách
của Chúa là yêu thương hiến dâng cả mạng sống của mình “còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy”,
không còn quy về mình theo con người tự nhiên ích kỷ như cha mẹ
bắt buộc con cái của mình phải phục vụ hầu hạ mình ngày đêm đến tối tăm cả mặt
mũi mà không còn giờ dành cho Chúa.
Việc kết hiệp mật thiết với Chúa để rồi đi đến việc làm của Chúa.
Đó là cách thức xứng hợp nhất.
“đón tiếp”
Ai đón tiếp anh em thì con người anh em sống làm sao để cho họ
nhận ra sự hiện diện của Thầy, họ gặp gỡ được Thầy, họ tiếp đón Thầy… thế nhưng
có thể vì cái thân bồ tượng che chắn mất Thầy nên khi gặp gỡ nhau thì chỉ còn
cái vinh dự
thường tình của con người tự nhiên vui vẻ với nhau thôi !
Vậy qua anh qua chị qua tôi làm sao để họ gặp gỡ được Thầy Giêsu
đây?
Câu trả lời cũ mèn và nói đi nói lại cũng chỉ là đời sống trung thành cầu
nguyện và suy
niệm… mỗi
ngày để đón tiếp bất cứ ai đều nhận ra có sự hiện diện của Chúa.
“lãnh phần thưởng”
Phần thưởng ở đây có phải là được những lợi lộc vật chất trần gian không ?
Hay là được thưởng mai sau trên thiên đàng ?
Chúa chỉ có đôi bàn tay trắng thì hy vọng phần thưởng cho con
người là gì ?
Đương nhiên, Chúa sáng tạo nên trái đất này cùng tất cả cảnh vật
đẹp đẽ thì đã dốc cạn cho con người rồi, vậy chỉ còn chính Chúa, Chúa trao ban cho con
người nốt làm phần thưởng thế là hết.
Phần con người có hân hoan đón nhận phần thưởng này không ?
Có sống
tương quan với niềm vui sâu thẳm tận đáy lòng không ?
Dành phần trả lời cho mỗi người, nói với chính mình !
Phần
thương cho mỗi người là chính Chúa đang ở với chúng con
để sống
mầu nhiệm Nước Trời ngay từ hôm nay.
Cuối cùng, “Ra
chỉ thị cho mười hai môn đệ xong”
cũng là ra chỉ thị cho chúng con hôm nay để chúng con ra đi sinh
được hoa trái, và hoa trái của chúng con tồn tại (Ga 15,16).
OTC
Leave a Comment