Hai loại mục tử trong các thời đại
Hai loại mục tử trong các thời đại
1. Đức Giêsu nói về hai loại mục tử
Trong
Tin Mừng Gioan, không phải vô tình hay vô ý mà tác giả Tin Mừng này lại đặt
liên tiếp hai đoạn Tin Mừng sau đây kế tiếp nhau:
● Đoạn 9 (Ga 9,1-41) nói về việc Đức Giêsu chữa một người mù từ lúc mới sinh vào ngày sabát, và người mù này đã bị những người Pharisêu thời ấy bắt bẻ, hạch hỏi đủ điều chỉ vì được Đức Giêsu chữa khỏi mù trong ngày sabát. Đối với họ, chữa bệnh trong ngày sabát là lỗi một luật tôn giáo rất nghiêm trọng, có thể bị tử hình, như một số sách Cựu Ước đã xác định (x. Xh 31,14,15; 35,2-3; Ds 15,32-36).
● Đoạn 10 (Ga 10,1-29), trong đó, Đức Giêsu cho thấy sự khác biệt giữa hai loại mục tử: mục tử thật hay mục tử nhân lành, và mục tử giả hay mục tử chăn thuê mà nhiều lần Ngài muốn ám chỉ một số lãnh đạo tôn giáo thời ấy.
Đoạn
Tin Mừng về người mù được chữa lành mô tả những mục tử dỏm –hay những
người Pharisêu– là những người chỉ quan tâm đến những luật lệ của tôn giáo
chứ không đếm xỉa gì đến nhu cầu cấp thiết của con người. Họ chỉ muốn
buộc dân chúng
thi hành những luật lệ tôn giáo, chứ không màng gì đến những nhu cầu
thực tế cần được cứu giúp của dân chúng. Còn Đức Giêsu –người mục tử đích thực–
thì hành động ngược lại. Đối với Ngài, «ngày sabát», cũng như lề luật và tôn giáo, «được tạo nên
cho con người, chứ không phải con người cho ngày sabát»,
hay cho lề luật và tôn giáo (Mc 2,27).
Những
người Pharisêu muốn thần thánh hóa lề luật và tôn giáo hơn cả con người,
đang khi chính con người –vốn «được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên
Chúa» (St 1,27; 9,6) và «giống như Thiên Chúa» (St 1,26)– đáng lẽ phải được
coi là linh thánh hơn cả lề luật và tôn giáo. Thật vậy,
đành rằng tôn
giáo và lề luật đều là linh thánh, nhưng chỉ là những phương
tiện phục vụ con người, giúp đưa con người về với Thiên Chúa, chúng «được
tạo nên cho con người» chứ không ngược lại (Mc 2,27). Do đó, con người mới chính
là mục đích của
tôn giáo và lề luật.
Thật vậy, ngược với chủ trương của người Pharisêu, Đức Giêsu nói với họ: «Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế» (Mt 9,13). «Lòng nhân» tức tình thương giữa con người với nhau được Ngài coi trọng hơn «lễ tế» là thực thể tượng trưng cho tôn giáo và lề luật. Chỗ khác, Ngài coi chuyện làm hòa với anh em mình, tức cách cư xử giữa con người với nhau, còn quan trọng hơn cả việc dâng của lễ trên bàn thờ (x. Mt 5,23-24).
Thật vậy, ngược với chủ trương của người Pharisêu, Đức Giêsu nói với họ: «Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế» (Mt 9,13). «Lòng nhân» tức tình thương giữa con người với nhau được Ngài coi trọng hơn «lễ tế» là thực thể tượng trưng cho tôn giáo và lề luật. Chỗ khác, Ngài coi chuyện làm hòa với anh em mình, tức cách cư xử giữa con người với nhau, còn quan trọng hơn cả việc dâng của lễ trên bàn thờ (x. Mt 5,23-24).
Trái
lại, người Pharisêu coi chuyện «nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng»
cho đền thờ là điều rất quan trọng, nhưng lại chủ trương «bỏ những điều quan
trọng nhất trong Lề Luật là công lý, tình thương và lòng thành
thật» (Mt 23,23). Họ coi vàng trong đền thờ còn trọng hơn cả chính đền thờ (x.
23,16-17), coi lễ
vật trên bàn thờ còn trọng hơn cả bàn thờ (x. 23,18-19). Sở dĩ
họ phải coi lề luật, lễ tế, các nghi thức bề ngoài và những chuyện phụ thuộc ấy
là quan trọng (x. Mt 23,16-22), đồng thời dạy mọi người phải quan niệm như
vậy… là vì có làm thế, vai trò của họ mới được coi trọng, được đề cao,
và mọi người mới chịu dâng cúng vào đền thờ cho nhiều, nhờ đó họ
mới có những lợi
lộc cụ thể.
Nếu quan trọng hóa theo chiều ngược lại như chủ trương của Đức Giêsu, là quan trọng hóa con người, coi thái độ tâm linh bên trong là cốt yếu của tôn giáo, nhấn mạnh đến «công lý, tình thương và lòng thành thật» (Mt 23,23) như cốt tủy của lề luật, thì rõ ràng họ không có lợi. Dạy dân chúng quan niệm sai lầm như thế là một thủ thuật để họ được lợi. Nên Đức Giêsu gọi họ là «những kẻ dẫn đường mù quáng» (Mt 23,16), là «những người mù dắt người mù» (Mt 15,14).
Nếu quan trọng hóa theo chiều ngược lại như chủ trương của Đức Giêsu, là quan trọng hóa con người, coi thái độ tâm linh bên trong là cốt yếu của tôn giáo, nhấn mạnh đến «công lý, tình thương và lòng thành thật» (Mt 23,23) như cốt tủy của lề luật, thì rõ ràng họ không có lợi. Dạy dân chúng quan niệm sai lầm như thế là một thủ thuật để họ được lợi. Nên Đức Giêsu gọi họ là «những kẻ dẫn đường mù quáng» (Mt 23,16), là «những người mù dắt người mù» (Mt 15,14).
Tuy nhiên, điều khiến cho họ bị kết án không phải là chuyện họ mù, nhưng là chuyện họ không bao giờ nhận mình là mù, là sai, mà cứ ngoan cố cho mình là đúng, là sáng, lại còn buộc mọi người phải tung hô mình là đúng, là sáng nữa: «Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: “Chúng tôi thấy”, nên tội các ông vẫn còn!» (Ga 9,41).
2. Đức Giêsu mô tả chân dung hai loại mục
tử
Qua
bài Tin Mừng về hai loại mục tử (Ga 10,1-21), Đức Giêsu cho ta thấy
điều cốt yếu khiến người mục tử đích thực khác với những người mục tử
dỏm −được cụ thể hóa trong đoạn Tin Mừng trước (Ga 9,1-41) về những
người Pharisêu phản đối việc Đức Giêsu chữa người mù từ thuở mới sinh− ở những
điểm sau:
● Người mục tử đích thực thì thật sự yêu thương đàn chiên, luôn luôn nghĩ đến sự sống, lợi ích hay hạnh phúc của đàn chiên, thậm chí quên cả lợi ích hay sự tồn tại của mình, sẵn sàng sống chết vì đàn chiên: «Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên» (Ga 10,11). Mối bận tâm lớn nhất của người mục tử đích thực là làm sao để «chiên được sống và sống dồi dào» (10,10): dồi dào về tâm linh, và nếu có thể được thì cả vật chất nữa. Vì đối với người mục tử đích thực, đàn chiên không phải là những con vật mà là con người, là «hình ảnh của Thiên Chúa» (St 1,27; 9,6), Đấng mà họ tôn thờ và hết lòng yêu mến. Sự thánh thiện của người mục tử đích thực hệ tại tình yêu thương mà họ dành cho đàn chiên.
● Người mục tử đích thực thì thật sự yêu thương đàn chiên, luôn luôn nghĩ đến sự sống, lợi ích hay hạnh phúc của đàn chiên, thậm chí quên cả lợi ích hay sự tồn tại của mình, sẵn sàng sống chết vì đàn chiên: «Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên» (Ga 10,11). Mối bận tâm lớn nhất của người mục tử đích thực là làm sao để «chiên được sống và sống dồi dào» (10,10): dồi dào về tâm linh, và nếu có thể được thì cả vật chất nữa. Vì đối với người mục tử đích thực, đàn chiên không phải là những con vật mà là con người, là «hình ảnh của Thiên Chúa» (St 1,27; 9,6), Đấng mà họ tôn thờ và hết lòng yêu mến. Sự thánh thiện của người mục tử đích thực hệ tại tình yêu thương mà họ dành cho đàn chiên.
●
Còn người mục tử dỏm hay kẻ chăn thuê thì không nghĩ gì đến nhu cầu
cũng như nỗi đau khổ của những «con chiên» bất hạnh, chẳng hạn cụ thể như người
mù từ lúc mới sinh trong đoạn Ga 9,1-45: chẳng những họ không thương người mù bất hạnh kia, mà còn dùng luật lệ
tôn giáo để trách
cứ Đức Giêsu vì đã chữa lành cho người mù ấy.
Trong đoạn Tin Mừng Ga 10,1-21, Đức Giêsu đã mô tả họ như người chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, «không thiết gì đến chiên» (10,13), «nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy», chấp nhận để «sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn» (10,12). Đối với những mục tử dỏm này, đàn chiên có vẻ chỉ như những con vật có bổn phận cung cấp «sữa và thịt» để họ ăn uống thỏa thuê, cung cấp những phương tiện để họ sống xa hoa, giàu có.
Trong đoạn Tin Mừng Ga 10,1-21, Đức Giêsu đã mô tả họ như người chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, «không thiết gì đến chiên» (10,13), «nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy», chấp nhận để «sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn» (10,12). Đối với những mục tử dỏm này, đàn chiên có vẻ chỉ như những con vật có bổn phận cung cấp «sữa và thịt» để họ ăn uống thỏa thuê, cung cấp những phương tiện để họ sống xa hoa, giàu có.
Ngôn
sứ Êdêkiel đã mô tả hạng mục tử này như sau: «Khốn cho các mục tử Ítraen, những
kẻ chỉ biết lo cho mình! Sữa chiên thì các ngươi uống, len thì các ngươi
mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, nhưng đàn chiên thì lại không lo chăn
dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi
không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc,
các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một
cách tàn bạo và hà khắc» (Ed 34,2-4).
3. Hai loại mục tử trong các thời đại
Bất
kỳ thời đại nào, trong mọi xã hội cũng như trong mọi tôn giáo, luôn luôn
có hai loại mục tử nói trên.
Các
mục tử đích thực, biết yêu thương và hy sinh
cho đàn chiên thì thời nào cũng có. Họ làm cho bộ mặt của xã hội và của các tôn
giáo trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, đáng kính đáng yêu hơn. Họ là hiện thân và
là phản ảnh trung thực của Đức Giêsu −vị Mục tử Nhân lành− trong các thời
đại, là con người nối dài của Ngài để cứu độ thế giới suốt dòng lịch sử.
Nơi
họ quy tụ rất nhiều nhân đức, tinh thần hy sinh. Họ là tinh hoa của nhân cách
con người, là kết tinh của tình yêu nhân loại. Một trong những đặc tính căn bản
của họ là lúc nào cũng làm việc, và không bao giờ hết việc để làm, nhất là
trong một thế giới đầy dẫy bất công và đau khổ như hiện nay. Tình yêu đồng
loại thúc đẩy họ làm việc liên tục, vô vị lợi. Tất cả những ai đến với họ
đều được tiếp đón ân cần và như nhau, không phân biệt giàu nghèo,
sang hèn. Giả như có sự phân biệt nào đó thì bao giờ sự ưu đãi cũngnghiêng về
phía người nghèo, người đau khổ.
Nhưng
song song với những mục tử đích thực ấy, luôn luôn có những mục
tử dỏm, cũng mang danh mục tử, cũng được phong chức mục tử,
nhưng không có
tâm hồn mục tử chút nào. Đối với họ, mục tử chỉ là một nghề nghiệp để kiếm sống,
để làm giàu, một nghề tương đối được ưu đãi trong xã hội và trong tôn giáo, vừa
được mọi người nể
nang kính trọng, vừa dễ kiếm tiền một cách khá nhàn nhã. Do chức
năng phải giảng dạy, họ cũng rao giảng Tin Mừng, cũng khuyên bảo mọi người thực hiện những điều
tốt lành đạo đức, nhưng bản thân họ thì… không thực hiện. Với những
lời họ dạy bảo, Đức Giêsu khuyên: «Tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những
việc họ làm, thì đừng làm theo, vì họ nói mà không làm» (Mt
23,3). Một cách nào đấy, qua lối sống ích kỷ của họ, họ vô
tình phá hoại và làm cho nhiều tâm hồn thất vọng về tôn giáo mà họ
rao giảng.
Rất
dễ nhận ra loại mục tử này qua một vài đặc tính sau đây:
– đối xử phân biệt
rõ ràng giữa giàu nghèo: ưu đãi và kính nể người giàu, đồng thời bạc đãi
và coi khinh người nghèo;
– sống xa hoa,
giàu sang bất chấp chung quanh và kế cận mình có biết bao người túng thiếu,
nghèo khổ;
– bách hại những
ai dám nói sự thật về con người mình;
–
ai nhờ việc gì cũng phải có tiền mới làm; những người nghèo khổ muốn nhờ
họ cầu kinh, dâng lễ cũng phải trả tiền (như vậy, họ «đã được phần thưởng
rồi» [Mt 6,2b.5b.16b]);
− vô cảm, tỏ ra vô
trách nhiệm và hoàn toàn thụ động trước những đau
khổ, bất công mà vô số người yếu thế bị ức hiếp chung quanh họ phải chịu;
−
v.v...
Một
số người công giáo nhận xét: hiện nay, càng ngày càng có nhiều người tin
Chúa nhưng không còn tin Giáo Hội, và có nhiều người đã từ bỏ Giáo
Hội để theo những giáo phái khác. Nhận xét đó có thể đúng. Và nếu đúng thì
mọi người công giáo –nhất là các vị mục tử trong Giáo Hội– đều nên xét
lại chính mình. Rất có thể người công giáo đã không sống đúng những điều
căn bản nhất của Tin Mừng là sống thành thật, công bằng và yêu thương.
Và
cũng rất có thể tỷ lệ giữa các mục tử đích thực và các mục tử dỏm không còn
được như xưa: số các mục tử dỏm đã tăng lên rất nhiều. Thiết
tưởng vì tương lai và sự phát triển của Giáo Hội, mọi người công giáo –đặc biệt
các vị mục tử– đều có trách nhiệm chấn chỉnh lại cách sống của mình,
và phải điều chỉnh lại tỷ lệ ấy.
Do
đó, nếu nói Giáo Hội thiếu mục tử thì không đúng lắm, vì nếu thiếu mục
tử thì chắc hẳn mọi mục tử sẽ làm việc suốt ngày không xuể. Nhưng trước mắt mọi
người thì rõ ràng có khá nhiều mục tử xem ra rất nhàn nhã, nếu có bận thì bận
việc gì khác chứ không phải là việc phát triển tâm linh, hay cứu nhân độ thế.
Có lẽ đúng hơn là Giáo Hội đang bị thiếu các mục tử đích thực, những mục tử thật sự
luôn quan tâm để đàn chiên «được sống và sống dồi dào» (Ga 10,10).
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho Giáo Hội, không phải chỉ là những mục tử, mà là những mục tử đích thực.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho Giáo Hội, không phải chỉ là những mục tử, mà là những mục tử đích thực.
Nguyễn
Chính Kết
Leave a Comment