Thống Nhất hay Hiệp Nhất
Thống Nhất
hay Hiệp Nhất
Khổng Nhuận
Người ta thường lẫn lộn giữa thống nhất và hiệp
nhất.
Thống nhất mang dáng vẻ bên ngoài của một tổ chức
với những quy định càng chặt chẽ, chi tiết bao nhiêu thì càng có vẻ thống nhất
bấy nhiêu.
Có rất nhiều mẫu thống nhất nhưng không phải là hiệp
nhất
Một nhóm cùng mặc một màu áo: thống nhất chứ chưa
phải là hiệp nhất.
Một cộng đoàn có một lá cờ chung, một điều lệ chung:
thống nhất chứ chưa phải là hiệp nhất.
Một cộng đòan mà tất cả một lòng một ý theo tiêu
chuẩn hoặc giả vờ theo ý của anh trưởng chóp bu: thống nhất chứ chưa phải là
hiệp nhất.
Hậu quả tai hại của thống nhất
Về phương diện tập thể:
Thống nhất dễ dẫn tới niềm hãnh diện tập thể. Nhìn
các đòan thể chung quanh, cộng đoàn tôi mạnh nhất, tiến bộ nhất, yêu thương
đòan kết nhất. (hàm ẩn ánh nhìn coi thường các đòan thể khác..)
Một huynh trưởng nào nổi quá, thực hiện được nhiều
việc lợi ích cho các thành viên nhóm mình,
có thể bị các huynh trưởng khác ghen ngầm, cắt nghĩa xấu cho việc làm tích cực
với tội danh rất ư là hợp pháp: “không theo đường
lối cộng đoàn”. Tay huynh trưởng
này chỉ còn một nước là âm thầm tách mình
ra khỏi cộng đòan mà thôi.
Các ca đòan trong một giáo xứ cũng thế. Thông
thường, mỗi ca đoàn cũng âm thầm cố gắng làm sao để ca đòan mình hát hay nhất, tổ chức tốt nhất,
với bộ cánh đẹp nhất, sang nhất, “không đụng hàng”.
Về phương diện cá nhân lãnh đạo:
Thống nhất khiến cho đa số nhà lãnh đạo mong muốn
cộng đòan phải thống nhất một cách gần như tuyệt đối:
Giờ cầu nguyện phải theo đúng thứ tự, không được sai
một dấu phảy…
Các thể lệ tổ chức những cuộc huấn luyện cũng phải
rập khuôn y như sách hướng dẫn.
Các bài huấn luyện cũng phải được tuân thủ một cách
sít sao, không chế biến, thêm bớt…. thậm chí những ai chỉ cần cầm tài liệu đọc
từng đoạn một như một máy cassette không hồn, rồi giải thích cho tới hết bài
thì càng được khen là nói đúng ý cộng đoàn
Tại hại hơn nữa, chính niềm uớc mong thống nhất
khiến vị lãnh đạo cộng đòan trở thành độc đoán, nắm quyền sinh sát trong tay,
coi cộng đòan như thuộc quyền sở hữu riêng mình, dù vẫn luôn oang oang tuyên bố: “Đây là công trình của
Thiên Chúa” –
Nhưng thực tế rất phũ phàng: chỉ có ý kiến của vị
lãnh đạo là đi đúng đường lối cộng đoàn.
Tất cả mọi sáng kiến của lãnh đạo là anh minh nhất,
sáng suốt nhất.
Anh nào hay có ý kiến này nọ dù là để xây dựng tốt
hơn, nhưng vì không hợp với ý của vị lãnh đạo thì sẽ bị kết tội gây rối cộng
đòan và sẽ bị lọai trừ nhẹ nhàng theo kiểu cho ngồi chơi xơi nước – cuối cùng,
phải ngậm ngùi ra đi dù trong lòng rất muốn phục vụ chung với anh em.
Cảm nhận được những tai hại trầm trọng đang tác oai
tác quái trong các cộng đòan, kể cả cộng đòan cấp giáo xứ hay giáo phận, tác
giả Nguyển Trọng Viễn đã lớn tiếng cảnh báo: Đạo sinh họat - một căn bệnh trầm
kha!!!
Tại sao Thống nhất không là tiêu chuẩn nền tảng?
Thống nhất là trái với quy luật tự nhiên
Chúng ta chỉ cần quan sát lá chuối: có nhiều loại
khác nhau nên không cây nào giống cây nào.
Và trong một cây, không lá nào giống y hệt lá nào.
Thống nhất là đi ngược lại lời mời gọi của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mời gọi
mỗi người khác nhau. Riêng mỗi cá nhân, mỗi một giai đoạn, Chúa lại đưa ra
những lời mời gọi đa dạng, hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, không bao giờ hoàn
toàn giống nhau suốt cuộc đời. nông dân,
công nhân, y tá, giáo sư, bác sĩ, giáo dân, tu sĩ, linh mục… một người có thể
đóng nhiều vai trong những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống trên trần gian
này.
Tiêu chuẩn nền tảng: chính là hiệp
nhất
Nhưng làm sao biết cộng đòan nào hiệp nhất???
Câu trả lời thật gay go và quá phức tạp… dễ đụng
chạm, dễ xa nhau…
Nhưng chắc chắn có một điều quan trọng nhất và là
nền tảng của mọi cộng đoàn:
mỗi
thành viên phải thực sự sống hiệp nhất với Thiên Chúa..
Nếu
không được tất cả … thì càng nhiều càng tốt…
Bởi vì chính Thần Khí tình yêu sẽ là một chất keo
tuyệt hảo nối kết chúng ta lại với nhau. Chúng ta không thể hiệp nhất khi mỗi
người trong chúng ta mang CÁI TÔI to đùng.
Vì thế cá nhân hiệp nhất với Chúa của lòng mình
chính là nền tảng vững chắc nhất cho hiệp nhất của cộng đoàn – dù cộng đòan nhỏ
hay lớn cỡ Giáo Hội.
Nói tới sống hiệp nhất với Thiên Chúa, ai cũng tự
hào: Tôi sống hiệp nhất với Thiên Chúa
- nhưng được khi đặt vài câu hỏi thì lập tức câu trả
lời sẽ trở thành rất mơ hồ.
·
Bạn
tin có Thiên chúa không?
Tất nhiên.
·
Chúa
ở đâu?
Chúa ở Thiên Đàng, trong nhà thờ và ở bên
tôi.
·
Tốt
lắm, bạn có sống kết hợp với Chúa không??
Chắc chắn là có rồi.
·
Tuyệt
vời..Xin hỏi mỗi ngày bạn nhớ Chúa đuợc mấy phút và thực sự sống kết hợp với
Chúa được mấy giây? Tất nhiên đây không phải như nhớ người yêu – mà đó là những
giây phút thức tỉnh – những giây phút cảm nhận Chúa đang hiện diện sống động
trong tâm mình
À..À.. chuyện này coi bộ khó trả lời…
·
Như
vậy việc sống kết hiệp với Chúa – sống hiệp nhất với Chúa của bạn - chỉ trên lý
thuyết..
Có lẽ đúng là tớ
sống trên lý thuyết ..Vậy mà bấy lâu nay đi đâu tớ cũng khoe là mình ngon lành
lắm và tớ còn tuyên bố vung vít: “Ai muốn nên thánh thì xin mới vào cộng
đòan của chúng tôi”. Hóa ra tất cả
chỉ là “thùng rỗng kêu to”.
·
Nếu
bạn không thực sự sống kết hiệp với Chúa trong tình trang thức tỉnh thì chuyện
hiêp nhất với nhau chỉ là chuyện không tưởng….
Câu chuyện có thể
tạm dừng ở đây..Nhưng cũng đủ chứng tỏ vấn đề thống nhất và hiệp nhất vẫn còn
đang nằm trong mớ bòng bong..để rồi mọi chuyện vẫn như cũ.
Vị lãnh đạo tha hồ
làm mưa làm gió. Làm thành viên chỉ còn một bổn phận duy nhất: VÂNG PHỤC.
Vâng phục quả là một
trái táo thơm cho các vị lãnh đạo, nhưng các thành viên thử ghé răng cắn vào..
lập tức nghe ngọt thì ít nhưng đắng cay vô cùng..
Như vậy, chỉ còn
thống nhất bề mặt nhưng bề trong không một chút hiệp nhất…
Tóm lại, điều khẩn thiết nhất là cả vị lãnh đạo lẫn
thành viên phải khám phá ra sự hiện diện của Chúa ngay trong tâm mình…
chứ không phải Chúa ngự trên ngài vàng.. rồi vị lãnh
đạo tự phong cho mình THAY MẶT CHÚA để ra hàng trăm mệnh lệnh còn thành viên
chỉ còn biết cúi đầu VÂNG PHỤC…
Đây là một cuộc cách mạng – một cuộc thay đổi con
người cũ thành con người mới – một cuộc đổi mới tư tưởng, đổi mới quan niệm –
metanoya đích thực - chứ không phải chỉ ngòai miệng..
Có như thế cộng đòan mới hy vọng đạt được sự hiệp nhất trong đa dạng
– vấn đề thống nhất sẽ trở thành thứ yếu.
– Có đó, nhưng không cần nhấn mạnh.
– Nặng hiệp nhất – nhẹ
thống nhất.
Leave a Comment