CƠ CHẾ XIN – CHO TRONG KINH NGUYỆN
CƠ CHẾ XIN – CHO TRONG KINH NGUYỆN
Lung Linh
Nhìn vào thực tế
Chúng tôi lạy ƠN
Trong kinh sách và
những lời cầu nguyện, dường như chúng ta thường thích từ ƠN, một người ngoại
giáo có thể rất thắc mắc không hiểu ý chúng ta muốn nói gì khi chúng ta cúi đấu
kính cẩn nguyện xin
Chúng tôi lạy ƠN Đức Chúa Giêsu nhân thay cam thay…(Tại sao không
lạy Đức Chúa Giêsu mà lại lạy ƠN Đức Chúa Giêsu??!!)
Chúng tôi lạy ƠN Đức Chúa Thánh Thần…
(Tại sao không lạy Đức Chúa Thánh Thần mà lại quay ra lạy ƠN Đức Chúa Thánh
Thần??!!)
Ngay cả trong
bản dịch Kinh Thánh cũng đã có câu: Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ƠN Thánh Thần
(Tt của :5) . Trong khi bản dịch trong New
International Version đã viết: He saved us through the washing of rebirth and
renewal by the Holy Spirit,
Tạm dịch là Người đã cứu chúng ta nhờ phép Rửa của việc tái sinh và canh tân bằng Thánh Thần. Vâng, xin nhắc lại: bằng Thánh Thần
chứ không phải ƠN Thánh Thần!! Cứ như thể ƠN Thánh Thần còn quan trọng hơn cả chính Thánh
Thần!!!
Cơ chế
Xin – Cho tuỳ hứng
Chúng ta thường
coi Chúa như một ông thần giữ khư khư kho ân huệ vĩ đại của mình và ban cho nhân loại
một cách rất tuỳ hứng. Thích cho ai thì người ấy hưởng. Xin mãi mà Ngài vẫn
không cho. Đôi khi , chẳng xin gì thì Ngài tự nhiên lại cho. Vì thế mới xảy ra
những chuyện rất nghiêm chỉnh, nhưng nghĩ lại thì thấy nó buồn cười làm sao ấy.
Trong lời cầu
nguyện hàng ngày, chúng ta đã lải nhải xin hết ơn này đến ơn khác. Xin nhiều
quá đến nỗi e rằng Thiên Chúa cũng phải bị căng thẳng thần kinh trước hàng tỷ người đang
tranh nhau cầu xin mà ai cũng muốn mình được ưu tiên!!
Có người còn
chắc ăn và tỏ ra rất mực tha thiết:
Xin Chúa lắng nghe,
dủ lòng thương mà nhận lời chúng con.
Vì e rằng Xin Chúa nhận lời chúng con chưa đủ ép phê
Cơ chế
Xin – Cho gây lúng túng, hoang mang
Đôi khi Thiên Chúa cực kỳ lúng túng khi phải nghe hai lời cầu xin
trái ngược nhau. Người lái xe cầu xin cho đi bình an trên xa lộ, trong khi
người sửa xe lại xin Chúa vớ được nhiều xe hư dọc đường!!
Chuyện cầu nguyện cũng nhiêu khê như chuyện dài nhiều
tập khi người ta thường than rằng. Cầu xin hết tháng này tới tháng khác mà Chúa
chẳng ban ơn gì cả ... điên cả lên, không thèm đi lễ, đọc kinh gì nữa!!
Buồn quá bèn
than thở với linh mục nào đó. Có thể ngài yên ủi:
Hãy kiên nhẫn, một
ngày nào đó Chúa sẽ nhận lời.
Có khi ngài cảnh
cáo: Tại ông xin
không đúng ý Chúa, nên Chúa không cho là phải.
Đôi khi ngài còn triết lý: Biết đâu Chúa còn
thử thách nhân đức kiên nhẫn của ông!!
Ôi! Toàn những lời giải đáp gây hoang mang cho nhân loại khốn khổ.
Cơ chế
Xin – Cho tạo luẩn quẩn.
Trong những giờ
Cầu cho linh hồn mới qua đời hay giờ đọc kinh giỗ, chúng ta chắc đã nghe rất
nhiều lời cầu xin đại loại như sau:
Lạy Chúa, chúng con
tin rằng giờ này linh hồn .... đã về với Chúa trong vòng tay âu yếm của
Chúa....
Thế mà chỉ vài
phút sau đó thế nào chúng ta lại nghe đoạn
kết luẩn quẩn:
Nhưng chắc chắc
linh hồn còn vương vấn bao tội khiên, nên giờ đây chúng con nài xin Chúa dủ
lòng thương tha thứ lỗi lầm mà cho linh hồn ...mau về hưởng tôn nhan Chúa!!
Đã về với Chúa rồi,
sao lại còn chuyện mau về hưởng tôn nhan Chúa??
Nguyên
nhân tạo nên cơ chế xin cho.
Để dễ dàng tiếp xúc với Thiên Chúa, chúng ta nhân cách
hoá Ngài thành một người Cha, một ông Chúa, một đâng quyền năng... và thay vì
sống với Ngài trong tâm tình con yêu dấu của Ngài, chúng ta tôn vinh Ngài lên
tận chín tầng mây như một ông vua với quyền sinh sát trong tay - thi ân giáng
phúc tuỳ hứng. Còn chúng ta chỉ là một lũ thảo dân lúc nhúc dưới gầm trời này
với đầy mặc cảm tự ty: phàm hèn, tội lỗi, xấu xa... Và với cái nhìn trần gian
là nơi khổ ải, là chốn lưu đầy với biết bao khó khăn, đau khổ, chúng ta chỉ còn
ngước trông lên Chúa xin Ngài dủ lòng thương. Như vậy, chính chúng ta - những
con người tự đào cho mình một cái hố ngăn cách giữa mình và Chúa nên mới tạo ra một
cơ chế Xin – Cho đáng tiếc này.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân cốt yếu khác. Đó là ta
lấy cái tôi làm
trung tâm. Ta đã ngầm thay đổi Kinh Lạy Cha theo ý của mình.
Lạy Cha chúng con ở trên trời
Chúng con nguyện DANH CON cả sáng.
Mang tiêng là làm cho công trình của Chúa nhưng chỉ
vài năm sau, con chỉ còn thấy DANH CON cả sáng từ bắc chí nam...Đâu cần, con có
ngay ...nhưng động lực thúc đẩy con ra đi Loan báo Tin Mừng chính là DANH CON
ngày càng cả sáng!!! Đi tới đâu ai cũng khen ngợi con giỏi, con hay... nghe mà
khoái cái lỗ nhĩ, sướng rơn cả người....
Ngay cả những người viết bài trên Net – trong đó có
tôi – nếu không tỉnh thức, cũng dễ rơi vào DANH CON cả sáng khi cảm thấy có quá
nhiều người biết đến tên mình.....
Nước
CON trị đến. - Danh tiếng của con,
danh tiếng gia đình con, cộng đoàn con lan tràn khắp nơi.
Ý
CON thể hiện dưới đất cũng
như trên trời!!!
Ý CON chứ không phải Ý Cha đâu nhé!!!
Làm
cách nào để phá vỡ cơ chế Xin – Cho?
Rất dễ dàng. Thay vì mang tâm tưởng của người tôi tớ,
nô lệ, phàm hèn, tội lỗi, chúng ta hãnh diện xác tín mình là con yêu dấu của
Cha do chính Ngài sinh ra. Dù chúng ta đã nghe nói nhiều lần, nhưng mỗi lần
nhắc lại là mỗi lần giúp chúng ta đón nhận Lời Chúa để phá vỡ cơ chế Xin – Cho
dễ dàng hơn.
Tôi là con Thiên Chúa do chính Ngài sinh ra:
Họ được sinh ra,
không phải do khí huyết,
cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,
hoặc do ước muốn của người đàn ông,
nhưng do bởi Thiên Chúa. (Ga
1:13)
Ngài còn trang bị cho tôi sức mạnh thần thánh:
Thiên Chúa đã
chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng
là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình
thương, và biết tự chủ (2Tm 1:7)
Tuyệt với nhất,
Ngài đã cho chúng ta thông phần chính bản tánh Ngài:
Thiên Chúa đã ban
tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em
được thông phần bản tính Thiên
Chúa,(2Pr 1:4) Còn ơn nào cao quý bằng??
Chỉ cần quay trở về con người đích thực của mình – con
yêu dấu của Cha. Sống kết hiệp mật thiết với Cha ngày càng nhiều hơn. Phó thác
mọi sự trong bàn tay yêu thương quan phòng của Cha, còn mọi sự khác, Chúa ban
thêm cho. CÁI TÔI, Ý CON dần dần nhỏ bé lại để DANH CHA, Ý CHA ngày càng lớn
lên trong chúng ta.
Nếu chúng ta thực sự sống trong tâm tưởng tích cực
này, chắc chắc cơ chế Xin –Cho sẽ dần dần sụp đổ...
cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,
hoặc do ước muốn của người đàn ông,
nhưng do bởi Thiên Chúa. (Ga 1:13)
Leave a Comment