Chúa chọn - Một vấn đề nhức đầu



Chúa chọn - Một vấn đề nhức đầu


Tâm Linh Vào Đời

Chúa chọn con!
Sướng thật!! nhưng Chúa chọn ai vậy?
Tất nhiên là chọn linh mục chứ còn ai vào đây nữa.

Chúa chọn bằng cách nào mà hay quá vậy?
Ngày xưa trước 1975, việc Chúa chọn linh mục đầy vẻ thánh thiện, đạo đức và nghiêm chỉnh theo hệ thống hòan tòan mang tính cách tôn giáo khép kín.
Ngày ấy, ban giáo sư Đại chủng viện sẽ có phiên họp cuối cùng để quyết định lên danh sách chọn các tân chức. Sau đó mới là thời gian hồi hộp và căng thẳng khi tên của các thày được thông báo về nhà quê,  và những nơi giúp xứ.
Chỉ cần một lá đơn kiện – chưa cần biết thật hay giả, đúng hay sai. Đôi khi chỉ cách ngày chịu chức một hai ngày. Lúc đó nhà thày như đám ma, thiệp báo tin vui đã gởi, áo lễ đã may, chén thánh đã sẵn sàng cho cuộc vinh quy về làng. Tất cả trở nên tang thương như thành phố sau cơn động dất!!!
Xin mời thày chịu khó chờ điều tra cả năm trời. Hẹn mùa tuyển chọn năm sau. Cuối cùng, nếu xuôi chảy, không có gì trục trặc xảy ra thày sẽ dược phục hồi danh dự và “hân hoan bước lên bàn thánh”. Lúc đó người ta thầm thì với nhau:
Đúng là Chúa gọi nhiều nhưng chọn ít. Người nào trung thành thì sẽ được thưởng công.
Nhưng sau năm 1975, việc Chúa chọn trở nên khó hiểu vô cùng, vì việc tuyển chọn cuối cùng thuộc quyền nhà nước. Thời gian đó, có thầy luôn đứng đầu sổ trong danh sách giám mục chọn, nhưng vì gia đình có liên quan xa gần tới ngụy quân, ngụy quyền.... nên nhà nước giam lại …xin vui chờ và đợi hết năm này qua năm khác…
Nói theo thế gian: việc lựa chọn linh mục thuộc về quyền tối hậu của nhà nước.
Nhưng  oái oăm ở chỗ: 
Nhà nước vô thần – chẳng tin có Chúa lại được quyền tuyển chọn cuối cùng và quan trọng nhất để một người bình thưởng trở thành người có chức thánh.
Nhà nước vô thần – chẳng tin có Chúa lại được quyền tuyển chọn cuối cùng và quan trọng nhất để một thày “từ bụi tro, Chúa nâng con lên hàng khanh tướng”.
Đọc tới đây, chắc chắn có những ý kiến phản bác ngay:
Đây đơn giản chỉ là thủ tục hành chánh của mỗi nước khác nhau. Nơi các nước tự do, quyền tuyển chọn linh mục hòan tòan tùy thuộc vào tòa giám mục sở tại.
Với con mắt Đức Tin, chúng tôi tin rằng dù người nào có quyền tuyển chọn, nhưng cuối cùng cũng là thánh ý Chúa tác động vào. Nói cho cùng đó là ý Chúa muốn như vậy.
Nói như vậy là liên quan mật thiết tới vấn để rất gây cấn: Ý CHÚA
Tâm Linh Vào Đời sẽ khai thác đề tài gay go và dễ bị ngộ nhận, dễ bị lạm dụng như một cái mũ to tướng và uy quyền để chụp lên đầu những người khác không thuộc phe phái của mình.
-0-0-0-0-

Trong lịch sử giáo hội thời Trung cổ, có vô vàn sử liệu khiến cho “vấn đề Chúa chọn” bị rối tung như hỏa mù.
Chúng tôi chỉ xin trích một đọan khá ngắn trong trang Web chanthienmy.org

VietCatholic News (30/04/2005) Vatican:
Khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, người con của vùng Barvaria- Đức Quốc, được tuyển chọn lên ngôi Giáo Hoàng lấy hiệu là Biển Đức XVI vào ngày thứ Ba 19/4/2005, Ngài là vị Giáo Hoàng người Đức đầu tiên sau 948 năm ngắt quãng
Tùy theo thời gian và không gian, thật khó mà nói tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI là vị Giáo Hoàng người Đức thứ 6 hay thứ 7.
Nếu tính Giáo Hoàng thứ 55 Boniface II (22/9/530- 17/10/532) là vị Giáo Hoàng người Đức đầu tiên, mặc dầu ông bà cố là người Đức nhưng Ngài sinh trưởng tại Roma, thì Tân Giáo Hoàng Biển Đức là vị người Đức thứ 7. Giáo Hoàng Boniface II được vị Giáo Hoàng tiền nhiệm tuyển chọn lúc nằm trên giường bệnh sắp lâm chung là Đức Felix IV.
Nếu tính Giáo Hoàng thứ 138 Gregory là vị Giáo Hoàng người Đức đầu tiên sinh trưởng tại Đức thì tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI là vị người Đức thứ 6, như thế cả 5 vị Giáo Hoàng tiền nhiệm sinh trưởng tại Đức đều được Hoàng Đế tuyển chọn. Chỉ có duy nhất tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI là được tuyển chọn bởi Hồng Y Đoàn trong Cơ Mật Viện.
Không một vị Giáo Hoàng tiền nhiệm người Đức nào trị vì lâu dài, vị Giáo Hoàng lâu nhất kéo dài được 5 năm.
5 vị Giáo Hoàng người Đức trị vì trong thế kỷ thứ 10 và 11, vào thời điểm ấy khi triều Giáo Hoàng cũng là một quyền lực thế tục, và đề đạt những mục tiêu tôn giáo và vật chất thường có nghĩa liên kết một cách chiến lược với ngai tòa Phêrô và những ngôi vua vững chắc của Âu Châu.
Các người bảo trợ cho các Giáo Hoàng Đức là Hoàng Đế Otto IIIHenry III của đế quốc Roma. Otto và Henry đã khai triển hóa Đế Quốc Roma. Sự cai trị của các nhà vua bao gồm nhiều đến Trung Âu, Tây Âu và họ đã chiếm lãnh thổ tại Italia.
Hoàng đế Otto chịu trách nhiệm trong việc chọn một vị Giáo Hoàng sinh trưởng tại Đức đầu tiên là một người cháu và là một vị linh hướng riêng của Hoàng Đế lên ngôi, lấy tên là Giáo Hoàng Gregory V, vị giáo hoàng thứ 138 trị vì từ năm 966 đến năm 999.
Để đền đáp lại, Giáo Hoàng Gregory V đã đội vương miện cho Hoàng Đế Otto và tuyên bố Otto là người bảo vệ giáo hội, nghĩa là cho Hoàng Đế quyền bính can thiệp vào nội bộ giáo hội theo ý mình.
Thế nhưng thoạt đầu Giáo Hoàng Gregory V đã không được ổn thỏa trong công việc làm một giáo hoàng người nước ngoài tại Roma. Vừa khi Otto rút trở về Đức, Gregory V đã phải đối đầu với một cuộc nổi dậy do dòng dõi quý tộc Roma và đã trục xuất đức Giáo Hoàng ra khỏi tỉnh thành. Một vị giáo hoàng khác đã được chọn để thay thế Gregory V là ngụy giáo hoàng Gioan XVI.
Nhưng sau đó Gregory V đã trở về lại Roma nhờ sự giúp đỡ của quân đội hoàng gia Otto và chiếm lại được ngôi vị Giáo Hoàng, ngụy giáo hoàng Gioan XVI bị vạ tuyệt thông. Gregory V cũng đã ban ra sắc luật sẽ không có sự thỏa thuận cho giáo hoàng kế nhiệm trong khi giáo hoàng đương nhiệm vẫn còn sống. Giáo Hoàng Gregory V qua đời vị bệnh sốt rét, chưa tròn 30 tuổi.
Sau đó không có một vị giáo hoàng nào người Đức nào được tuyển chọn mãi tới 47 năm sau khi Henry lên ngôi hoàng đế đã thống lãnh vào lãnh vực chính trị triều giáo hoàng. Trong 11 năm trị vì của Hoàng Đế Henry III kết thúc vào năm 1057, Henry đã chọn 4 vị Giáo Hoàng người Đức duy nhất trước Đức Giáo Hoàng người Đức đương nhiệm thứ 265 Biển Đức XVI. Đó là các giáo hoàng thứ 149 Clement II, giáo hoàng thứ 151 Damasus II, giáo hoàng thứ 152 Leo IX (Thánh Giáo Hoàng), giáo hoàng thứ 153 Victor II
Theo sử gia Dòng Tên, Linh Mục John O’Malley giảng sư tại Học Viện Thần Học Dòng Tên ở Cambridge, Mass. Hoa Kỳ cho biết, các Giáo Hoàng người Đức dưới thời Henry III đã bắt đầu một cuộc cải tổ quan trọng được coi là cuộc cải tổ Gregoriô, vì sau đó Đức Giáo Giáo Hoàng Thánh Gregory VII (giáo hoàng thứ 157) không phải là người Đức đã kết thúc những công việc đã được khởi sự từ bốn vị Giáo Hoàng người Đức. Được coi là vị giáo hoàng cải cách, đóng góp quan trọng trong lịch sử giáo hội trong ngàn năm thứ nhất qua ngàn năm thứ hai. Đức Gregory VII được phong chân phước vào năm 1584 và được Đức Phaolô V phong Thánh vào năm 1606.
Những vấn đề quan trọng vào trước thời kỳ giáo hoàng của Hoàng Đế Henry là việc buôn bán thần thánh, buôn bán các địa vị và bổng lộc trong giáo hội, và sự lạm dụng lan tràn đến đời sống khiết tịnh trong thiên chức linh mục, thật vậy các linh mục đã lấy vợ hay sống chung với những nàng hầu.
Những tư tưởng cải tổ xem ra hão huyền nhưng Hoàng Đế Henry đã chiếu cố tới.
Cha Dòng Tên O'Malley nói “Nhà vua đã ghê tởm tới tình huống tại Roma và những cuộc tranh giành ngôi giáo hoàng”.
Các sử gia đã ghi lại trong năm 1046, đã có ba người tranh giành ngôi giáo hoàng, nhưng Hoàng Đế Henry đã đến Roma và dàn xếp vấn đề bởi vì nhà vua nghĩ rằng phải cần thiết đến một triều đại giáo hoàng kiên quyết để làm một cuộc cải tổ.
Thay vì chọn trong số ba người đang tranh quyền giáo hoàng, thì Hoàng Đế Henrry đã chọn một giám mục trong đoàn tùy tùng của nhà vua để lên ngôi Giáo Hoàng lấy tên Clement II và trị vì được 2 năm từ năm 1046-1047. Henry cũng phong tuớc cho mình là một quý tộc Roma, được quyền hành để tuyển chọn giáo hoàng.
Cha O'Malley nhận định Hoàng Đế Henry đã cứu vãn triều giáo hoàng”.
Hoàng Đế cũng đã tôn phong các chư hầu chính trị trung thành tại Italia để củng cố quyền hành của hoàng đế trong lãnh thổ Italia, vì Giáo Hoàng trong thời kỳ này cũng là những người cai trị trong quyền bính thế tục với quân đội và hải quân trong tay.
Trong tiến trình này, Henry đã củng cố những phong trào giáo dân để tuyển chọn những vị lãnh đạo giáo hội.
“Những người cai trị thế tục trao quyền cho các giám mục và các đan sĩ bằng những cây thánh giá và trao nhẩn của họ. Giáo dân thật sự chọn những người lãnh đạo và phong cho họ những biểu tượng trong địa vị tôn giáo”.
Giáo Hoàng Clement II đã công bố 40 ngày thống hối cho bất cứ ai đã được tấn phong bởi các giám mục buôn thần bán thánh. Vào đầu tháng 10 năm 1047, Đức Clement II lâm trọng bệnh và qua đời tại đan viện gần Pesaro, có tin đồn cho rằng Giáo Hoàng kế vị Biển Đức IX đã bỏ thuốc độc. Vào năm 1942, khảo nghiệm hài cốt Đức Clement II, người ta khám phá ra ngài đã bị nhiễm thuốc độc.
Khi Đức Clement II qua đời, Hoàng Đế Henrry với tước hiệu Quý Tộc Roma chỉ định Poppo là Giám Mục tại Brixen lên ngôi. Tuy nhiên trong lúc trống tòa Giáo Hoàng Biển Đức IX giành lên ngôi, nhưng Hoàng Đế Henry đã hăm dọa sẽ kéo quân về. Giám Mục Poppo đã lên ngôi lấy tên hiệu là Giáo Hoàng Damasus II (17/7/1048), chỉ lên ngôi được 23 ngày qua đời vào ngày 9/8/1048, nguyên nhân ghi lại cho rằng ngài bị thuốc độc nhưng lý do chính có thể là bị sốt rét trong khi ở Palestrina để tránh mùa hè đổ lửa tại Roma.
Các Đức Giáo Hoàng của Hoàng Đế Henry đã triển khai tác phong quân chủ triều giáo hoàng trong giáo hội.
Theo sử gia Dòng Tên, Cha O'Malley nói các giáo hoàng đã bắt chước kiểu cách cai trị của chế độ quân chủ!!! không chỉ riêng trong việc quản trị các lãnh thổ của họ nhưng cả đến công việc điều hành nội bộ, một kiểu cách vẫn còn tiếp tục cho đến hôm nay!!!
-0-0-0-

CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ CỦA TÂM LINH VÀO ĐỜI

Qua tất cả những sự kiện trên, Tâm Linh Vào Đời tự đặt ra cho mình những VẤN ĐỀ rất nghiêm chỉnh.
Tất cả những chức vụ trong giáo hội có thực sự là do chính Chúa chọn không?
1.     Về mặt lý thuyết
Nếu chấp nhận vấn đề “Chúa chọn”.. sẽ sinh ra một số mâu thuẫn sau đây:
Nếu Chúa chọn một số ít người thì sẽ dẫn tới tình trạng “Con yêu con ghét”. Chọn con yêu, bỏ bê con ghét. Mâu thuẫn với tình yêu Chúa vô biên.
Nếu Chúa chọn một số ít người thì chỉ những người được chọn là con của Chúa thôi sao
Làm một thống kê nho nhỏ. Trên trái đất khoảng hơn 6 tỷ người. Khoảng một tỷ người biết Chúa, thế mà Chúa chọn tối đa là 10% ,
vậy 900 triệu người còn lại cộng với 5 tỷ người không biết Chúa thì sẽ ra sao?
Không lẽ họ không phải là con Chúa sao??
Họ từ lỗ nẻ chui lên chắc??  Chúa không công bằng!!!
Rõ ràng là con yêu con ghét như người cha bủn xỉn nhân loại.
Lẽ ra Chúa phải yêu mọi người bằng nhau chứ!!
Mẫu thuẫn với tình yêu vô biên của Chúa.
Chúng tôi xin minh họa một chuyện vui do Linh mục Melo viết
Những người đàn bà đạo đức nói với nhau:
Cám ơn Chúa. Đêm hôm qua, mấy quả bom đều rơi vào những làng xóm chung quanh. May sao, làng có đạo của mình vẫn bình an. Tạ ơn Chúa!!!
Như vậy, nếu chấp nhận vấn đề Chúa chọn.. thì kẹt cho Chúa quá, oan cho Chúa quá!!

Hiện nay, người ta đổi mới quan niệm Chúa chọn bằng quan niệm Ơn Gọi.
Quan niệm này cho rằng: không phải chỉ có Ơn Gọi linh mục, Ơn Gọi tu sĩ… mà còn có Ơn Gọi hôn nhân, Ơn Gọi độc thân, thậm chí còn có thể thêm Ơn gọi Độc thân - ở vậy; Ơn gọi ở góa. (góa chồng hoặc góa vợ)
Quan niệm Ơn Gọi  này nghe có vẻ hợp lý hơn.

Và như vậy chúng ta có thể kết luận: Qua các loại Ơn Gọi khác nhau, ta có thể nói Chúa gọi tất cả mọi người – không trừ ai.

2.     Về mặt thực tế
Việc Chúa chọn thật là khó giải thích khi những cuộc tuyển chọn đó lại là
Do các hoàng đế chọn giáo hoàng sao cho có lợi đế quốc của mình
Có những liên minh ma quỷ giữa hoàng đế và giáo hoàng theo kiểu đền ơn đáp nghĩa để củng cố ngai vàng trần gian của mình
Có những cuộc buôn thần bán thánh – mua bán các địa vị và bổng lộc trong giáo hội
Vì ngai vàng, các giáo hoàng có thể đầu độc nhau
Để củng cố ngai vàng, các giáo hoàng đã triển khai tác phong quân chủ triều giáo hoàng trong giáo hội.
Các giáo hoàng đã bắt chước kiểu cách cai trị của chế độ quân chủ không chỉ riêng trong việc quản trị các lãnh thổ của họ nhưng cả đến công việc điều hành nội bộ, một kiểu cách vẫn còn tiếp tục cho đến hôm nay.
Viết như thế này có vẻ như vạch áo cho người xem lưng, nhưng chúng tôi nghĩ rằng đã tới lúc những người Kitô hữu trưởng thành cần biết để nhìn lại chính mình và nếu có thể được, chúng ta sẽ cùng với các linh mục quản xứ xây dựng giáo hội tại giáo xứ của một tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn.
Hầu như không gì còn có thể giấu giếm được trong thời buổi bùng nổ thông tin trên internet tòan cầu hiện nay.

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân nào khiến dẫn tới quan niệm Chúa chọn?
Có lẽ do người ta vẫn còn mang não trạng Cựu ước:
Thiên Chúa là Vua, Do-Thái là dân riêng của Ngài
Chúa nâng linh mục từ bụi tro lên hàng Khanh tướng giống như các quan lại phò tá ông Vua Thiên Chúa.
Tất nhiên, giáo dân được coi như thảo dân cỏ rác. Thảo dân này quá xa cách vị Vua các vua , Chúa các Chúa nên mới sinh ra chuyện linh mục khanh tướng “thay mặt Chúa ở trần gian”
Chúng tôi cho rằng: Đây chính là nguyên nhân dẫn tới quan niệm “Chúa chọn”.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.