Cuộc Gặp Gỡ Làm Biến Đổi Đời Sống
Cuộc Gặp Gỡ Làm Biến Đổi Đời Sống
Lời tòa
soạn
Đây là một bài mang tính thần bí tâm linh…
Có vẻ khó hiểu …
Bởi vì tác giả quả quyết: Cuộc Gặp Gỡ Làm
Biến Đổi Đời Sống...
Nhưng lại không hướng dẫn phương pháp để có thể gặp gỡ Chúa
Khó hiểu là ở chỗ đó…
Trầm tư bên suối đã chia sẻ khá nhiều rồi:
Vấn đề quan trọng là tôi phải khao khát và
quyết tâm gặp Ngài cho bằng được. thiếu điều kiện này thì coi như vô
phương.
Có một vài phương pháp chính
:
Đọc và nghiền ngẫm Lời Chúa từ tháng này
qua tháng khác…
Trầm tư trước Thánh Thể hàng giờ
chứ không phải chỉ 5 phút !!!
Trầm ngâm lắng đọng trước khi đi ngủ ít là
30 phút…
Về thời gian
Nếu mỗi ngày chỉ dành 5 phút thì
bảo đảm 50 năm chưa chắc đã gặp gỡ Chúa !!!!
Điện yếu
quá…. đèn làm sao sáng !!!
Wifi yếu
quá….kết nối không nổi !!!
Ứng nghiệm Lời Chúa:
Nước Trời
phải đương đầu với sức mạnh,
ai mạnh sức thì chiếm được. (Mt 11:12)
Cuộc Gặp Gỡ Làm Biến Đổi Đời Sống
Và bây giờ, như thường lệ, chúng ta sẽ đi
từ đại thể bao la phức tạp đến tiểu thể,
từ
lịch sử hoàn vũ đến lịch sử cá nhân,
nghĩa là, từ thần học đến sự sống.
Việc
nhìn nhận là Đức Kitô, ngay cả trong
tập tục hoàn vũ của những biến cố có thời gian, được nhìn nhận như là trung tâm và là
trục của thời gian, trung tâm trọng lực của lịch sử, không nhất
thiết là lý do cho sự kiêu hãnh và chủ nghĩa vinh thắng đối với một Kitô Hữu mà
là một dịp để
suy xét lương tâm cách điều độ.
Câu hỏi bắt đầu thì đơn giản:
Đức Kitô có
phải là trung tâm của đời sống của
tôi,
của lịch sử cá nhân nhỏ bé của tôi?
Của thời gian của
tôi?
Liệu Ngài có
chiếm ở trong đó một vị trí trung tâm chỉ trong
lý thuyết hay trong thực
tế?
Trong đời sống của đại đa số người dân, thì có một biến cố chia
đời sống
thành hai và tạo ra một mốc “trước đó” và một mốc “sau đó”.
Đối với người đã kết hôn thì điều này thường là cuộc hôn nhân,
và họ chia đời sống của họ thành “trước khi tôi kết hôn” và “sau khi tôi kết
hôn”.
Đối với linh mục thì đó là việc thụ phong: trước khi thụ phong
và sau khi thụ phong;
đối với người tu sĩ thì là lời khấn tu của họ.
Thánh Phaolô cũng chia đời Ngài thành hai phần, nhưng
ranh giới phân chia thì không phải là hôn nhân hay việc thụ phong. Ngài viết
cho tín hữu Phi-líp-phê, “Tôi là...tôi là...,” và điều theo sau đó là một danh
mục các lời tuyên bố và đảm bảo của Ngài về sự thánh thiện (cắt bì, là một
người Do Thái, tuân thủ lề luật, không có chi đáng trách). Nhưng đột ngột, tất
cả điều này lại xuất phát từ một mối lợi đối với một sự mất mát với Ngài; những
tuyên bố của Ngài đối với việc tự hào lại trở nên rác rưởi (x. Pl 3:5-7).
Tại sao?
“Hơn nữa, tôi
coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi truyệt
vời, là được biết Ðức Kitô Giêsu”
(Pl 3:8).
Cuộc
gặp gỡ ngoạn mục của Ngài với Đức Kitô
tạo nên trong đời sống của người tông đồ một kiểu cá nhân về “trước Đức Kitô”
và “sau Đức Kitô”.
Đối với đa số chúng ta, thì ranh giới phân cách này
thì khó xác định hơn: mọi sự đều lỏng lẻo, suy tàn theo thời gian, và được đánh
dấu bởi cái gọi là “các nghi thức của tiến trình”:
Rửa
Tội, Thêm Sức, Truyền Chức Thánh hay Hôn Phối, và qua nhiều biến cố khác.
Thật may cho chúng ta, một biến cố như thế thì không
phải là hoa trái vốn ngoại trừ đối với các bí tích;
thực vậy các bí tích có thể chưa đại diện tốt lắm cho bất cứ “một
tiến trình” nào từ quan điểm hiện sinh.
Cuộc
gặp gỡ với Đức Kitô là một biến cố có
thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong đời sống.
Theo đó, Tông Huấn Evangelii
Gaudium viết,
Tôi mời gọi
tất cả các Kitô hữu, ở khắp mọi nơi, ngay trong thời khắc này,
đi đến chỗ gặp gỡ, được đổi mới một cách riêng tư với
Đức Giêsu Kitô,
hoặc ít nhất
là một sự mở ra để cho chính Ngài gặp gỡ họ;
tôi mời gọi
tất cả mọi người hãy thực thi việc này cách không mệt
mỏi trong cuộc sống hằng ngày.
Mỗi người nên nghĩ rằng lời mời
gọi này chính là dành cho chính mình,
bởi vì
"không một ai bị loại ra khỏi niềm vui được mang đến bởi Thiên Chúa" (số 3).
Trong một bài giảng Lễ Phục Sinh vô danh từ thế kỷ thứ
tư, vào năm 387 chính xác là thế, một vị giám mục đã thực hiện một lời xác
quyết hiện đại mang tính kinh ngạc – hầu như là một sự xác quyết mang tính hiện
sinh trước khi thế giới hiện diện Ngài nói,
Đối với mọi người, sự khởi đầu sự sống là khi Đức Kitô
đã được hiến tế vì người ấy. Tuy nhiên, Đức Kitô được hiến tế vì người ấy trước
khi người ấy nhận ra ân sủng và trở nên ý thức về sự sống được tạo ra cho người
ấy bởi sự hiến tế ấy”.[5]
Khi chúng ta đang cận kề Lễ Giáng Sinh thì chúng ta có
thể áp dụng cho sự hạ sinh của Đức Kitô điều mà tác giả này nói về sự chết của
Ngài.
“Đối với mọi
người, thì sự khởi đầu sự sống là khi Đức Kitô được sinh ra cho người ấy.
Tuy nhiên,
Đức Kitô được sinh ra cho người ấy vào thời điểm mà người ấy nhìn nhận ra ân
sủng ấy
và trở nên ý
thức về sự sống được tạo ra cho mình bởi sự hạ sinh ấy”.
Đây là một ý tưởng, mà người ta có thể nói, đã trải
dài trong suốt toàn bộ lịch sử của nền linh đạo Kitô Giáo khởi đầu với Origen
và gồm cả Thánh Augustine, Thánh Bernard, Luther, và những vị khác.
Câu hỏi là:
“Điều gì là
tốt lành đối với tôi nếu Đức Kitô được sinh ra vào một thời điểm tại Bethlehem
nếu
Ngài lại không được sinh ra một lần nữa trong tâm hồn tôi bởi niềm tin?”[6]
Theo nghĩa này thì mọi Lễ Giáng Sinh, gồm cả lễ năm
nay, có thể là một Lễ Giáng Sinh thật sự đầu tiên
cho đời sống của chúng ta.
Một triết gia vô thần đã mô tả trong một đoạn nổi
tiếng thời khắc mà trong đó một người khám phá ra sự hiện hữu của mọi sự, là
chúng hiện hữu trong thực tế chứ không chỉ trong tư tưởng:
Ngay bây giờ tôi đang ở trong công viên. Những nhánh
rễ của cây hạt dẻ là những cành dưới lòng đất ngay dưới ghế của tôi. Tôi không
thể nhớ đó là một nhánh rễ nữa. Từ ngữ đã biến mất và với chúng thì ý nghĩa của
mọi sự, những phương pháp chúng sử dụng, và những điểm tham chiếu yếu ớt mà con
người đã truy tìm trên bề mặt của chúng...
Do đó tôi có cái nhìn này. Nó làm cho tôi như ngừng
thở. Không bao giờ, cho đến tận vài ngày sau cùng này, tôi đã hiểu về ý nghĩa
của “sự hiện hữu”.
Tôi giống như những người khác, giống như những người
đã bước đi trên bờ biển, tất cả đều mặc trong trang phục mùa xuân của mình. Tôi
nói, giống như họ, “Đại dương màu xanh, ngay chấm trắng đó có một con chim hải
âu”, nhưng tôi không cảm thấy rằng nó hiện hữu hoặc rằng con chim hải âu là
“một con chim hải âu đang hiện hữu”;
sự hiện hữu thường tự che dấu chính nó.
Chính là ở đó, quanh chúng ta, nơi chúng ta, chính
là chúng ta, bạn không thể nói hay từ mà không đề cập đến nó,
nhưng bạn lại không bao giờ có thể chạm vào nó...
Và rồi đột nhiên, chính ở đó, rõ như ban ngày: sự hiện hữu đột
nhiên làm tỏ lộ chính nó.[7]
Có điều gì đó tương tự xảy ra khi người ta lặp lại tên
của Chúa Giêsu vô số lần, biết hầu hết mọi sự về Ngài, và đã cử hành vô số
Thánh Lễ
rồi một ngày kia khám phá ra rằng
Chúa Giêsu thì không phải là một ký ức mang tính phụng
vụ và bí tích từ quá khứ.
Tắt một lời, Ngài không phải là một nhân
vật mà là một con người sống động và đang
hiện hữu,
ngay cả khi Ngài vô hình đối với đôi mắt.
Đột nhiên, Đức Kitô được
sinh ra ở nơi người ấy;
một bước vọt lớn về lượng diễn ra trong mối quan hệ của người ấy với Đức Kitô đã diễn ra.
Đây là điều mà những người hoán cải lớn kinh nghiệm
vào thời điểm mà trong đó – qua một cuộc gặp gỡ,
một lời nói, một sự mạc khải từ trên cao – một ánh sáng tuyệt vời đột ngột được bật lên bên trong họ.
Họ cũng cảm thấy “như ngừng thở” và đã thốt lên,
“Cuối cùng thì Thiên Chúa
cũng hiện hữu! Điều đó thật sự là thật!”
Điều này đã xảy ra, chẳng hạn với Paul Claudel khi ông đi vào trong Nhà Thờ Đức Bà Paris vì tò mò vào
ngày Giáng Sinh vào năm 1886. Nghe bài ca Magnificat được cất lên, ông đã “có
một kinh nghiệm rúng động tâm hồn về sự vô tội, về tính trẻ thơ vĩnh cửu của
Thiên Chúa”, và đã thốt lên, ‘Đúng, đúng thật, điều đó thật sự là thật!
Thiên Chúa hiện hữu. Ngài ở đây.
Ngài là một người, một cá vị giống như tôi đang là!
Ngài yêu mến tôi. Ngài đang gọi tôi”.
Sau đó ông đã viết về biến cố này,
“Trong một khoảnh khắc tâm
hồn tôi đã bị chạm vào và tôi đã tin”.[8]
Chúng ta hãy tiến thêm một bước nữa. Đức Kitô, như
chúng ta đã thấy, không chỉ là trung tâm hay sức nặng trung tâm của lịch sử
nhân loại, mà là Đấng, với sự ngự đến của Ngài, tạo ra một mốc “trước” và “sau”
trong dòng thời gian; Ngài cũng là Đấng lấp đầy mọi khoảnh khắc của thời gian
ấy. Ngài là “sự thành toàn”, pleroma (Cl 1:19) theo nghĩa năng động mà Ngài
cũng lấp đầy lịch sử cứu độ bằng chính Ngài: trước hết như một hình tượng, rồi
như biến cố, và giờ đây như bí tích.
Tất cả điều này có ý nghĩa gì khi được áp dụng cho cấp độ cá nhân?
Nó có nghĩa là Đức Kitô cũng lấp đầy thời gian của tôi
nữa. Chúng ta cần lấp đầy nhiều thời khắc của đời sống chúng ta bằng Chúa Giêsu
càng nhiều càng có thể. Đó không phải là một kế hoạch bất khả thi.
Đó không có
nghĩa là nghĩ về Chúa Giêsu mọi lúc
mà là “tập
trung vào” sự hiện diện
của Ngài ngay trong lòng mình
, phó mặc bản
thân chúng ta cho ý muốn của Ngài, nói với Ngài thật nhanh, “Con yêu mến Ngài!”
mọi lúc mà chúng ta có cơ hội (hay đúng hơn là có động lực!) để hồi tâm lại
chúng ta.
Ngành công nghệ hiện đại mang lại cho chúng ta một
phép so sánh có thể giúp chúng ta hiểu tất cả điều này nghĩa là gì: kết nối với Internet.
Khi tôi đi lại và ra khỏi nhà một thời gian dài, tôi
đã kinh nghiệm được việc nỗ lực một thời gian dài để kết nói với Internet có
nghĩa là gì, bất luận là sử dụng dây cáp hay không dây, và rồi cuối cùng, khi
tôi đang muốn đầu hàng, đột ngột màn hình Google mang tính giải thoát xuất hiện
trên màn hình của tôi.
Trước đó tôi cảm thấy bị ngắt khỏi thế giới bên ngoài
và không thể nhận e-mail, tìm kiếm thông tin, hay giao tiếp với người trong
cộng đoàn của tôi, và giờ thì đột nhiên toàn bộ thế giới mở rộng trước mắt tôi.
Tôi được kết nối.
Nhưng sự kết nối này là gì trong sự so sánh với điều
xảy ra khi người ta được “kết nối” trong niềm tin
với Đấng phục sinh và Chúa Giêsu đang sống?
Trong trường hợp thứ nhất, thế giới nghèo nàn và
bi đát của con người đang mở ra trước mắt tôi;
trong trường hợp thứ hai thế giới của Thiên Chúa mở ra
trước mắt bạn vì Đức Kitô là cửa; Ngài
là đường dẫn vào Ba Ngôi và vào sự vô biên.
Sự suy tư về “Đức Kitô và Thời Gian” mà tôi đã nỗ lực
để trình bày có thể mang lại một sự chữa lành nội tâm quan trọng đối với đại đa
số chúng ta: một sự chữa lành khỏi sự hối tiếc không sinh hoa trái về “tuổi trẻ
đầy phúc” đã mất của chúng ta, một sự giải thoát khỏi não trạng nặng nề ấy vốn
dẫn chúng ta đến việc coi tuổi già chỉ là một sự mất mát và một căn bệnh nhưng
cũng chẳng là một ân sủng.
Trước Thiên Chúa thời gian
đẹp nhất của đời sống không
phải là thời gian vốn đầy trách nhiệm và hoạt động nhất
mà còn là thời gian vốn đầy
Đức Kitô nhất vì thời gian này đã thuộc
về vĩnh cửu.
Năm tới sẽ coi giới trẻ là tâm điểm của sự chú ý của
Giáo Hội với Thượng Hội Đồng về “Giới Trẻ, Niềm Tin, và Biện Phân Ơn Gọi” trong
sự chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Chúng ta hãy giúp các bạn ấy lấp đầy
tuổi trẻ của họ bằng Đức Kitô, và chúng ta sẽ trao ban cho họ món quà tuyệt vời
nhất.
Chúng ta sẽ kết thúc bằng việc nhắc lại cách mà biến
cố của vĩnh cửu đi vào trong thời gian được loan báo một cách đơn giản nhưng
tuyệt vời vào Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh: Trong năm 42 ngự trị của Caesar Octavian
Augustus, toàn thế giới được bình an, CHÚA GIÊSU KITÔ, Thiên Chúa
vĩnh cửu và Chúa Con của Chúa Cha vĩnh cửu..., đã được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ
Maria tại Bethlehem vùng Judah, và đã làm người.
Quanh Lễ Giáng Sinh năm 1308, nói với những người con
thiêng liêng của mình qui tụ quanh giường chết của mình, nhà thần bí vĩ đại Angela Foligno đã thốt lên, “Ngôi Lời đã thành xác phàm!”
Và, sau một ngày trì hoãn, như thể đến từ một thế giới
khác, bà nói thêm, “Ôi, mọi tạo vật đều khao khát! Ôi, sự thông tuệ của các
thiên thần vẫn chưa đủ!”
Họ hỏi bà: “Các
tạo vật khao khát thế nào, vì điều gì mà sự thông tuệ của các thiên thần chưa
đủ?”
Bà trả lời: “Để hiểu!”[9]
Và bà đã đúng.
Thưa Đức Thánh Cha, Các Cha Đáng Kính, anh chị em thân
mến, Chúc Mừng Giáng Sinh tất cả quí vị!
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican News)
[1] See the updated Roman Martyrology on
the USCCB website.
[2] Oscar Cullman, Christ and Time: The
Primitive Christian Conception of Time and History,
trans. Floyd V. Filson (London: SCM Press, 1951), 32ff.
[3] See James D. G. Dunn, A New Perspective on
Jesus (Grand Rapids: Baker, 2005).
[4] A phrase and concept attributed to Søren
Kierkegaard, Training in
Christianity, trans. Walter Lowrie (New York: Oxford University
Press, 1941), 139: “the infinite qualitative difference between God and man.”
[5] “The Paschal Homily of the Year 387,” SCh 36,
59f.
[6] See Origen, Homilies on Luke, 22, 3,
trans. Joseph T. Lienhard (Washington, DC: the Catholic University Press of
America, 1996), 94: “For what profit is it to you, if Christ came once in the
flesh, unless he also comes into your soul?”; see also SCh 87,
302. Angelus Silesius (The Cherubic Pilgrim 1, 6, 1) has expressed
this thought in two bold verses: “If Christ were born a thousand times in
Bethlehem / But not in you, you would still be lost forever” (“Wird Christus
tausendmal zu Bethlehem geborn / und nicht in dir: du bleibst noch ewiglich
verlorn”).
[7] Jean-Paul Sartre, Nausea, trans. Lloyd
Alexander (1938; New York: New Directions, 2007), 126-127.
[8] Paul Claudel, “Ma Conversion,” Œuvres en
Prose (Paris: Gallimard, 1965), 1009-1010.
[9] Angela of Foligno, Complete Works,
trans. with intro. Paul Lachance, O. F. M. (New York: Paulist Press, 1993),
313.
Leave a Comment