Chẳng ‘ngon lành’ hơn các ông kinh sư ngày xưa
Chẳng ‘ngon
lành’ hơn các ông kinh sư ngày xưa
Mc 2,13-17 ; Dt 4,12-16
Nhân Thầy Giê-su gọi ông Lê-vi, mỗi người chúng ta nghĩ đến ơn gọi
của mình.
Tôi là ông giám đốc, tôi gọi anh kỹ sư, chị thư ký, cô thủ quỹ… theo
đúng tiêu chuẩn tôi đã đưa ra và đã cùng với họ ký hợp đồng.
Họ phải làm việc
với tất cả khả năng của họ. Giờ giấc, vị trí, công việc… luôn chính xác, không
bớt xén gian lận, không lạm dụng vơ vét… Nếu họ sai sót là alê xé hợp đồng, chia tay và thế là xong.
Tôi không cần biết đến bản thân anh ta, tôi không cần biết vợ con anh ta, chẳng
cần hoàn cảnh gia đình anh ta…
Chúa
gọi thì khác hẳn. Chúa gọi để Ngài sống với
bản thân tôi, với vợ con tôi, với hoàn cảnh gia đình của tôi.
Chúa gọi không theo một tiêu chuẩn nào cả, không cân đo đong đếm, không ưu tuyển tài
năng danh giá, không lựa chọn thấp cao, không xấu đẹp béo gầy… nhưng
là trọn vẹn con người của tôi, trọn vẹn bản thân của tôi.
Chúa biết thừa tôi có tính bủn xỉn, hay quát tháo ầm ĩ, hay khà
khịa với người này kẻ khác, chuyên gia nói xấu người vắng mặt…
thế mà Ngài không loại, không lọc
mà
vẫn cứ gọi và đón nhận tôi như là của riêng Ngài.
Tôi
vẫn như là báu vật của Ngài.
Có ai dám tin như thế không ?
“Sao
! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi !”.
Ngày xưa mấy ông kinh sư thuộc nhóm Pharisêu chỉ có cái nhìn của con người
và trong đó còn có máu ghen tức, cố chấp, loại trừ… nên các ông gọi Thầy là
“ông ấy”.
Ngày nay chúng tôi biết rõ Thầy là Chúa Giê-su, Ngôi hai Thiên Chúa, Đức
Chúa Cha gửi đến trần gian để ở với con người và cứu độ con người
nhưng
cách sống của chúng tôi lại dửng dưng xa cách,
chẳng
gần gũi thân mật, chẳng tương quan liên đới đậm đà…
nên cũng chẳng ‘ngon lành’ hơn các ông
kinh sư ngày xưa.
Còn Thầy Giê-su hôm xưa và hôm nay, Ngài cũng vẫn chẳng bận tâm
tới chuyện ‘thu thuế’ hay ‘tội lỗi’ của ai,
Ngài chỉ cần ở gần ngay bên, sống thân thiện gắn
liền với chính bản thân họ mà thôi. Đấy là đường lối cứu độ của
Thiên Chúa.
“Người
khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần”.
Người khỏe mạnh còn lo chạy lăng xăng, bận bịu với công kia việc
nọ, rất nhiều việc phải toan tính… nên họ không cần tìm đến ‘thầy thuốc’ và
‘thầy thuốc’ cũng chẳng làm được gì nơi họ.
Còn người đau yếu thì nằm liệt toàn thân, có khi bất động, lúc đó
‘thầy thuốc’ mới tới gần bên được để giúp đỡ họ vì họ không còn khả năng, sức
mạnh để thoát đi đâu được nữa.
Đúng đấy, đã có những con người bôn ba giữa chợ đời, sống vội vàng
cuồng nhiệt cho đến khi va đầu vào đá mới biết dừng lại để “ở lại” với Thầy.
Ước mong sao mỗi người trong chúng tôi biết mình “đau ốm”, tức là nhận ra
giới hạn, yếu đuối mỏng dòn, tội lỗi xấu xa… “Vì không có loài thọ tạo nào
mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày
trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ” để Thầy Giêsu thực hiện những
“phép lạ” nơi bản thân yếu đuối mỏng dòn nơi mỗi người chúng tôi.
“Vị Thượng Tế của chúng
ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người
đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội”.
Chúa đến trần gian cứu độ không phải đứng vòng ngoài hay bên trên
cúi xuống ròm
ngó xem chúng nó làm những gì để rồi thưởng hay phạt
nhưng là dấn cả bản thân mình vào với chúng ta,
để
vui buồn sướng khổ với chúng ta và cuối cùng là cùng chết
với chúng ta,
“Bởi
thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng,
để
được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần”.
Phần chúng ta cũng dâng hiến chính bản thân mình cách trọn vẹn
không những gần mà còn mặc lấy, kết hợp
nên một với Chúa ngay trong lòng mình.
ÔTC
Leave a Comment