Tình Cha, vùng trời bao la
Tình Cha, vùng trời bao la
Lc 15,1-3.11-32
“Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.”
Đây là lời xầm xì của người Pharisêu và các kinh sư về chuyện
những người thu thuế và các người tội lỗi thích đến gần bên Đức Giêsu để nghe
Người giảng. Chính vì lý do này mà Đức Giêsu kể dụ ngôn để tỏ bày lòng người
cha nhân hậu đối với con cái của mình.
Người cha quá là hiền từ. Tấm lòng người cha đã bày tỏ con đường
yêu thương không giống như con người trần gian. Yêu thương hiền từ quá đến nỗi
người ta coi ông ra như nhu nhược, buông thả, không biết dạy dỗ con, cho con
cái tự do quá trớn….
“Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng.’
Và người cha đã chia của cải cho hai con”.
Người cha còn đang sống mạnh khỏe như thế mà thằng con đã đòi chia
gia tài… thằng con quá là bố láo bố lếu, thật đáng nguyền rủa vì nó quá bất
hiếu. Giả như người cha đã qua đời, đã mồ yên mả đẹp, các đứa con theo di chúc,
nhận phần gia tài cha chia riêng cho mình, ân cần vui vẻ đón nhận lấy với tấm
lòng yêu thương và biết ơn cha. Đằng này…
Giả như người cha nhẹ nhàng khuyên bảo đầy lý lẽ với chí tình
nhưng người con không chịu nghe thì phải dùng uy quyền mạnh mẽ răn đe trừng
phạt… và cuối cùng khi đã hết cách thì tống cổ ra khỏi nhà với bàn tay trắng để
biết thế nào là lễ độ. Đăng báo từ con, nhờ chính quyền can thiệp, cho đi lao
tù…
Nhưng người cha hiền từ quá ! cứ thế là “vâng lời” người con ! đem
tài sản ra chia cho nó, rồi để nó bỏ nhà ra đi mà cũng không nói được nửa câu…
(lòng đau như thắt, đắng đót xót xa vì từ này mất con nhỉ ?)
“Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy.
Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để”.
Cha già bao ngày tháng năm ngồi trông ngóng đứa con mong nó trở
về… Mỏi mòn trông chờ, đôi mắt đã mờ thế mà khi có bóng dáng người con từ xa,
ông vẫn phân biệt được bóng dáng, bước chân đi, điệu bộ của thằng con thân tàn
ma dại ấy. Ông đã nhanh nhẹn chạy tới ôm chầm lấy con rồi hôn lấy hôn để cho dù
cám bã phân heo còn dính đầy mặt mũi nó (mùi heo chứ không phải mùi chiên à
nghe).
Lúc này lời nói không còn giá trị gì, lòng thương yêu mới là tất
cả nên ông đã lấy nụ hôn của mình mà bịt mồm thằng con lại (lâu ngày nó không
đánh răng). Thinh lặng bên ngoài để tình yêu bên trong bộc lộ ra. Hay quá bố ơi
là bố ! cha ơi là cha !
Đúng ra khi nó trở về thì ông phải buông mấy câu nguyền rủa cho
thoả nỗi lòng tức giận bấy lâu rồi đá đ…,không thèm nhìn mặt, đuổi nó ra khỏi
nhà cho đi tiếp hoặc có thương thì cho ra túp lều ở góc vườn, chung với gà vịt
ngựa heo …vác cái mặt phân heo về nhà làm mất danh giá, mất thể diện để thiên
hạ coi thường, cười khì vào mũi cho… ra đường không còn dám nhìn ai…
Ôh ! Thế mà khi nó vác cái thân nửa người nửa ngợm trở về thì ông
lại đón tiếp nó như một ông hoàng…
“Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng : ‘Mau đem
áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi
đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã
chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
Cha già đón tiếp thằng con phá sản như một công chúa hoàng tử như
thế thì thằng anh thằng em nào nó lại không tức điên lên… “Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà”. Đúng là ông đối xử giáo dục dạy dỗ con cái cách kỳ lạ không
giống ai…
Ông phục hồi thằng con bằng cả tấm lòng yêu thương hơn hẳn những
thứ trang phục ngoài thân xác kia. Từ đó thằng con nhận ra tấm lòng bao dung
cao cả của cha thì nó sẽ phải ghi đậm dấu ấn suốt đời và tôn vinh lòng thương
xót của cha cho đến chết.
Cái chết làm cho người thân đau đớn thương tiếc đến bào gan xé
ruột… thế mà được quyền phép ai đó cho sống lại thì người thân được hạnh phúc
sung sướng gấp vạn lần. Hiểu ra nỗi lòng của cha già như thế đấy !
“Nhưng cha cậu ra năn nỉ”.
Thằng anh cả từ ngoài đồng về (anh ra đồng, em ra đường) nghe biết
chuyện như thế anh ta không thèm vào nhà (lại thích ra đường chăng?). Cha cậu
phải ra năn nỉ…
Tại sao cha phải ra năn nỉ ?
Cha cho nó mấy cái bạt tai là giải quyết mau gọn lẹ để cả nhà được
yên ổn.
Không chịu vào thì quăng cho bát cơm ra gốc cây ngồi mà ăn !
Cha bố này thuộc loại … khác thường thế nhỉ ? Ra năn nỉ cảm động
quá !
“Nhưng người cha nói với anh ta : ‘Con à, lúc nào con
cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn
mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm
thấy.'”
Oh ! đầu óc anh cả to như quả nho nên anh không nhận ra được tấm
lòng của cha những ngày tháng năm sống bên cạnh cha.
Anh tính toán vụn vặt “Cha
coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà
chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè”.
Anh cả này đã không tận hưởng được tấm lòng yêu thương ấm áp của
cha, ở với, ở cùng, ở trong…hạnh phúc nhất đời rồi,
thế mà anh cũng lại chỉ căn cứ theo của cải vật chất thôi.“Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì
của cha đều là của con”
Không có tình cha thì mất tình anh em luôn “Còn thằng con của cha đó” chứ không phải thằng em của con, cha nhớ nhé !
Chỉ có tình cha mới nối kết lại tình nghĩa anh em thôi “vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay
lại tìm thấy” thằng em của con, con nhớ
nhé !
Kết lại
Cuộc hoán cải, sám hối làm cho lòng con người được lấp đầy, nếp
sống được cân bằng nên những người thường xuyên giao du với Đức Giêsu “Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới
với Đức Giê-su để nghe Người giảng” họ
dễ được hoán cải hơn nhiều người khác vì họ không còn gì để tự mãn.
Mời mọi người cùng hát bài hát Tình Cha trong tập Mong manh Ca
trang 76 nhá
Đk : Tình Cha, vùng trời bao la, cho con tìm thấy, bóng mát cuộc
đời. Lợi danh, sang giàu quyền thế, cũng không sánh được, dưới mái nhà Cha.
ÔTC
Leave a Comment