Chúa muốn ở đâu thì ở
Chúa muốn ở đâu thì ở
Ga 20,11-18 ; Cv 2,36-41
Khóc
“Khi ấy, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên
mộ, mà khóc”.
Không biết bà Ma-ri-a Mác-đa-la thuộc loại nước mắt cá sấu hay
tình cảm thắm thiết quá chừng nên trong bài Tin Mừng này bà khóc hơi bị nhiều !
Bà khóc với lý do duy mất là “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi…” và rồi ông để Người ở đâu để tôi vác Chúa tôi về… Bà mà vác
được xác Chúa tôi về thì quả là lạ đấy !
Đúng rồi, hằng ngày chúng tôi vẫn để Chúa ở đâu ý
vì cả ngày không nhớ đến Chúa được một tí tẹo
nên chúng tôi để Chúa muốn ở đâu thì ở,
mất
cũng chẳng thèm tìm và ở đâu cũng chẳng thèm khóc
như bà Ma-ri-a Mác-đa-la !…
Thế nhưng rồi, trên hành trình lữ khách này, sau những biến cố
cuộc đời, Chúa đã làm cho chúng tôi mỗi ngày tự vác xác mình đến ở với Chúa,
vui lắm, phấn khởi lắm, hạnh phúc lắm ! Ngày nào không đến không chịu được.
Ma-ri-a Mác-đa-lakhóc là bình thường, không khóc mới lạ. Khóc làm
cho tuyến nước mắt được lưu thông, làm cho con mắt sáng ra và nỗi buồn vơi đi.
Chào đời thì tự khóc, còn khi lìa đời thì người khóc thay cho vì thế mà cả đời
cứ khóc và hằng ngày vẫn khóc vì đọc kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành… chúng con
ở nơi khóc lóc than thở kêu khấn Bà thương…
Hành trình sống đạo là thường khởi đi với tình cảm, lòng quý mến…
Những ngày này (Tuần Thánh) người ta khóc thương Chúa nhiều lắm… ngắm đứng ngắm
ngồi than vãn dâng hạt đóng đinh xô tượng… thương Chúa, yêu Chúa là biết xót xa
cho Chúa vì Chúa bị này bị kia như bị ngã xuống đất ba lần, bị bẩy mươi mấy cái
gai đâm vào đầu, bị mấy chục roi quất vào thân mình tóe máu ra… than ôi nào con
chiên Chúa đâu hết mà để thánh giá nặng cho thằng dân ngoại vác đỡ làm vậy ?
Thôi thì tấm lòng đơn sơ, yêu mến, mộc mạc… bởi dân “đồng ruộng”
chỉ có tấm lòng thành như thế thôi thì cũng đáng trân trọng rồi… nhưng dẫu sao
cũng mong ước có người hướng dẫn sống đức Tin sống động thì tốt biết mấy !
Gặp gỡ để hết khóc
“Đức Giê-su gọi bà : “Ma-ri-a !” Bà quay lại và nói
bằng tiếng Híp-ri : “Ráp-bu-ni !” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’).
Tâm hồn xao xuyến sợ hãi buồn sầu, khóc lóc vì không có Chúa giờ
đây đã trở thành niềm vui hoan lạc vì đã gặp gỡ được Chúa “Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy
sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng ; và niềm vui của anh em, không ai
lấy mất được” (Ga 16,22).
Tâm hồn cuộc sống đã được lấp đầy Chúa và Tin Mừng của Chúa rồi
nên không còn khoảng trống để dành cho những khát khao mong chờ chuyện cỏn con
ở nước thế gian này nữa.
Những chuyện vui buồn sướng khổ ở trần gian này không còn là mối
bận tâm làm cho cuộc sống tinh thần suy sụp nữa “Thật, Thầy bảo thật anh em : anh em sẽ khóc lóc và
than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh
em sẽ trở thành niềm vui”(Ga 16,20).
Niềm vui hay tin mừng không giữ cho riêng mình nhưng thể
hiện tương quan với mọi người bằng cách mau mắn lên đường kể lể cho những người
mình gặp gỡ.
Bà Ma-ri-a Mác-đa-la được kể là người phụ nữ đầu tiên loan báo tin
mừng Chúa Giêsu Phục Sinh cho các ông tông đồ nên dòng Đa Minh đã nhận bà là
bổn mạng thứ hai của Dòng.
Chị em Cộng Đoàn Gặp Gỡ cũng đã nhận chị là bổn mạng của Cộng Đoàn
chị em“Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho
các môn đệ : “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà”.
Với kinh nghiệm của chị Ma-ri-a Mác-đa-la. Hôm nay, giữa những
công việc tất bật hằng ngày, chúng tôi vẫn đan xen vào việc loan báo Tin Mừng
với những nhóm chia sẻ mà khởi đầu là những nhóm của của chị em…
Và từ đó chúng tôi được tung ra những nhóm khác để nhờ suy niệm
Lời Chúa mỗi ngày và chia sẻ với nhau, mọi người sẽ nhận rõ ra dần dần khuôn
mặt của Thầy Giê-su… vì “Chính
Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không
qua Thầy” (Ga 14,6).
Kết
Phía con người với tấm lòng khao khát, kiếm tìm và khóc hết nước
mắt… tức là vất vả cực nhọc khó khăn cám dỗ… nhưng vẫn cứ kiên trì bền bỉ và
trung thành.
Phía Chúa tích cực chủ động sẽ gọi tên (Chúa biết mình từ lâu thế
mà mình tưởng Chúa không biết!), Chúa cho gặp gỡ Chúa để biết Chúa biết mình mà
đi loan báo Tin Mừng.
ÔTC
Leave a Comment