KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC




Mt 7,6.12-14
OTC

“Của thánh, đừng quăng cho chó ; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em”.

Của thánh hiểu là những thịt đã được dâng cúng trong Đền Thờ ngày xưa theo Luật cũ. Chúa muốn nói rằng không được trình bày những điều cao siêu thánh thiện cho những kẻ không đủ khả năng tiếp thu, mục đích là tôn trọng sự linh thánh và tránh không để cho người ta xúc phạm. Phải phân biệt điều linh thánh với sự phàm tục, và xử sự khôn ngoan (KT TƯ CGKPV tr 75-t)
Những gì quý giá nhất đối với con người thì đối với con vật chẳng có giá trị gì. Chúng chỉ biết ăn cho no bụng.
Nhiều khi người làm chứng rút ruột ra nói, nói rát cả cổ, đắng cả miệng, tê cứng cả quai hàm… thế mà họ vẫn chê bai coi thường rẻ rúng, ngạo ngược thách thức, bỏ đi… và cuối cùng họ chém cổ cho đỡ phải nghe.
Những con người cảm nghiệm sâu kín bên trong thì thường họ hay sống với thế giới nội tâm ấy nên họ trở nên ít nói (không có nghĩa là lầm lì). Cái chiều sâu thăm thẳm bên trong đó có một sức sống dồi dào phong phú hơn những gì hời hợt cụt cỡn bên ngoài.
Có người cứ thích bày nhiều kiểu cách lễ nghi thay đổi nhưng những người tham dự không cảm nhận được, chỉ vì cảm giác hứng chí và sau một thời gian ngắn lại bỏ, chê bôi…
Tôi muốn giúp bạn sống tâm linh mà bạn không thích thì tôi cũng bó tay chấm cơm thôi.
“Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó”.
Theo Tan-mút Do-thái giáo thì Ráp-bi Hin-len cũng nói
Đừng làm cho người khác điều chính mình không thích.
Và Đức Khổng Tử cũng có câu Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.
Tuy nhiên, nét độc đáo của Chúa Giê-su ở đây, chính là đưa ra một nguyên tắc tích cực : Hãy làm cho người tavới một nội dung phong phú hơn nhiều.
Sau này, trong bữa ăn cuối cùng, chính Chúa Giê-su đã biến nguyên tắc này thành điều răn mới, điều răn của Người, một đặc điểm của đạo Chúa. (KT TƯ CGKPV tr 76-v).
Đừng làm những điều cho người ta khi mình không thích. Những điều không thích thì ít lắm.
Còn muốn người ta làm cho mình thì hãy làm cho người ta. Những điều muốn thì nhiều lắm, bao la.
Tôi muốn người cho tôi một tỉ thì tôi phải cho họ một tỉ trước đi.
Tôi muốn người ta đừng chửi tôi thì tôi đừng chửi người ta nhé.
Tôi muốn người ta yêu thương tôi thì tôi yêu thương người ta trước đi.
Đương nhiên trên mọi sự tôi đều muốn người ta làm tốt cho tôi, vì thế tôi phải làm tốt cho họ như tôi muốn người ta làm tốt cho tôi.
Cứ yêu thương đi rồi sẽ thấy thay đổi mọi sự, bao giờ cũng bắt đầu từ chính mình.
Khi có Thầy Giê-su trong lòng, yêu thương và sống động, thì ai cũng muốn làm tốt cho nhau, sống tốt với nhau.
Nhưng với sức tự nhiên chúng tôi có thể làm tốt và sống tốt được không?
Nếu chúng tôi không có Chúa là Cha nhân lành ? (Mt 5,45)
“Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy”.
Hình ảnh hai con đường, hai cái cửa cho thấy cần phải khước từ những quyến rũ bất chính của một cuộc sống dễ dãi, thụ hưởng để thực hiện khổ chế như Chúa Kitô đã đề ra trong bài giảng trên núi.
Từ câu nói của Chúa Giê-su, không thể kết luận rằng số người được cứu độ chung cục là ít.
Thật ra, khi nói có nhiều người đi qua đường rộng, ít kẻ bước vào lối hẹp, Chúa Giê-su chỉ nhận xét chung theo thường tình nhân loại để nói rằng, tự nhiên con người ai cũng ưa dễ dãi chứ không thích khó khăn.
Muốn sống theo Chúa Kitô, con người phải phấn đấu với khuynh hướng tự nhiên ấy. (KT TƯ CGKPV tr 76-x).
Đi vào cửa Giê-su chắc chắn sẽ là cửa ngon nhất,
Đi trên con đường Giê-su là con đường tuyệt vời.
Sống gặp gỡ Đức Giê-su trong tương quan yêu thương đậm đà nghĩa tình là con đường tự do thênh thang, chắp cánh bay khung trời mở rộng…
Chính Thầy Giê-su sẽ gỡ ta ra, giải thoát ta khỏi những níu kéo ràng buộc, làm cho ta thanh thoát nhẹ nhàng mà không phải là chuyện ‘ai cũng ưa dễ dãi chứ không thích khó khăn’ hoặc ‘con người phải phấn đấu với khuynh hướng tự nhiên ấy’.
OTC

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.