Thầy Giê-su tâm sự với GIÁO LÝ VIÊN
Thầy Giê-su tâm
sự với GIÁO LÝ VIÊN
Con quý mến
Đọc bài GIÁO LÝ VIÊN BẠN LÀ AI của con trên TTDC 4, Thầy tâm đắc nhất ý
tưởng này:
Giáo lý viên
không phải chỉ là người truyền đạt những kiến thức về Thiên Chúa,
nhưng phải là
người truyền thông một kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa.
Từ đó dẫn tới sứ mệnh cốt yếu của một Giáo lý viên
Giáo lý viên
là người luôn tìm cách khám phá ra Chúa đồng hành trong cuộc đời mình
để nhờ đó dễ
dàng giúp người
khác tìm gặp và yêu mến Chúa.
Tuy nhiên sao con có vẻ hơi bi quan quá đấy khi con kể
lể những điều mất quá nhiều:
Mất thời
gian: giáo lý viên thì ở lì trên nhà thờ dạy Giáo lý cho thiếu nhi và làm các
công tác khác.
- Đúng là mất thời
gian thật…nhưng lại được nhiều gấp bội: Con nhận được sự tôn trọng , yêu mến,
tin tưởng của các em và của phụ huynh. Nhận được rất nhiều niềm vui và sự bình
an từ các em thiếu nhi và từ những công việc phục vụ của mình.
Mất tiền
bạc: Giáo viên đi dạy thì có lương nhưng giáo lý viên thì không nhận được
một đồng thù lao nào trái lại còn phải bỏ tiền túi ra mua quà cho các em, mua
dụng cụ học tập, dẫn các em đi uống nước, …
- Nhưng con cảm
nhận được khối tình yêu giữa con và Thầy ngày càng lớn lên. Không gì có thể mua
được phải không con?
Mất chất
xám: Nếu ngoài xã hội người ta bỏ tiền ra mua chất xám thì ở đây chúng con
mang cho không chất xám của mình. Chúng con phải học hỏi, trau dồi kiến thức
cho mình rồi lại đem kiến thức ấy truyền đạt lại cho các em, động não suy nghĩ
ra các chương trình cho các em vui chơi.
- Không thể gọi
là mất được.. bởi vì nhờ đó tay nghề càng cao hơn…chất xám càng tích lũy nhiều
hơn…
Mất tự do: Phải cố gắng
sửa chữa những mặt chưa tốt của mình, vì trước khi dạy các em điều gì thì chính
giáo lý viên phải sống điều đó đã. Tác phong phải chững chạc và phải từ bỏ một
số sở thích của mình.
- Đây không
phải là mất tự do mà đây chính là dịp con tự thăng tiến ngày một trưởng thành
hơn.
Trở thành
đứa con bất hiếu: Cha mẹ không cho tham gia giáo lý viên nhưng
nhất định không nghe và cãi lại, hoặc là việc nhà thì đầy không làm đi lo làm
việc bao đồng.
- Không thể là
con bất hiếu được. Chắc chắn cha mẹ sẽ yên tâm và tự hào về hạnh kiểm tốt đẹp
của con…Còn hơn là có đứa con rong chơi đàng điếm hư thân mất nết ngoài phố…Con
nên nhờ anh chị trưởng hoặc cha phó tới nhà để nói cho cha mẹ hiểu hơn…mọi sự
sẽ tốt đẹp. Ngoài ra, con có thể nhận một việc nhà nào đó và hứa sẽ thực hiện
sau khi làm tròn nghĩa vụ Giáo lý viên ở nhà thờ..
Mất công
sức, mất bạn bè … và nhiều khi mất cả người yêu chỉ vì không
dành thời gian cho người ấy vào ngày Chúa Nhật hay các ngày lễ khác bởi lo cho
thiếu nhi.
- Sao thế? Mất
bạn bè cùng lớp, chòm xóm... nhưng bù lại đầy bạn bè giáo lý viên đó.
Mất người yêu hả? Lo gì… tốt nhất là làm bạn với giáo lý viên...hoặc
huynh trưởng thiếu nhi… hoặc một ca viên nào đó…thậm chí ở Giáo xứ khác cũng
được mà.
Toàn là những người "ăn cơm nhà vác ngà
voi"…dễ thông cảm với nhau hơn và hạnh phúc hôn nhân tương lai sẽ ổn định
hơn nhiều…
Mất đi cái
tôi : Và điều có lẽ làm cho chúng con đau buồn nhất và khó vượt qua nhất đó
là: Mất đi cái tôi của mình khi bị Cha, các anh chị giáo lý viên cấp trên hay
các bậc phụ huynh hiểu lầm, la mắng, trách móc, … hay những mâu thuẫn nội bộ
giữa các anh chị với nhau, … Chúng con phải ném bỏ cái tôi của mình đi, phải
nhẫn nhịn, tha thứ và vượt qua để tiếp tục thực thi lý tưởng giáo lý viên của
mình.
- Ồ, đây là cơ hội bằng vàng… Gioan Tảy Giả đã tâm sự
với các môn đệ của ngài:
Người phải
nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi.
(Ga 3 : 30)
Áp dụng cho Giáo lý viên: Chúa phải nổi bật lên, còn con – cái tôi - phải lu mờ đi.
Hầu hết các tôn giáo đều lấy việc từ bỏ Cái Tôi làm thước đo đời sống tâm linh đấy.
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là buộc con luôn
luôn phải cúi đầu nhịn nhục. Con vẫn có thể gặp gỡ cấp trên và bình tĩnh trình
bầy toàn bộ sự việc. Con chỉ trình bày những suy nghĩ, những cảm xúc của riêng
con mà thôi. Không kết án, không đổ lỗi cho bất cứ ai…
Mục đích để cấp trên hiểu được vấn đề và thông cảm với
con. Thậm chí có những cấp trên với tâm hồn mục tử nhân lành và quảng đại còn sẵn sàng xin
lỗi con vì đã la mắng không đúng như mình tưởng.
Lời cuối cùng, điều Thầy vui nhất là :
Con đã dành cho Thầy một chỗ thật ấm áp ngọt ngào
trong Đền Thánh Tâm Hồn của con.
Con đã trở thành bạn thân thiết của Thầy…
Trước kia, Thầy tủi lắm. Như một người cô đơn thừa
thãi.
Nay… Thầy có thể luôn đồng hành với con suốt cuộc đời…
Ngay cả khi con không còn là giáo lý viên nữa…
Bạn thân thiết của con
Giêsu
Leave a Comment