Hiểu biết sâu sắc hơn về chính mình
Hiểu biết sâu sắc hơn về chính mình
Thật
lạ lùng, dẫu trái tim con người khát khao chân lý
đến đâu và chỉ ở đó, nó mới được giải đáp và thoả mãn, thì phản ứng đầu tiên của nó trước chân
lý vẫn là thù
nghịch và sợ hãi.
Thế nên, những thầy dạy thiêng liêng của nhân loại như
Phật Thích Ca, như Chúa Giêsu đều tạo nên một công cụ để làm thất bại sự chống
đối nơi người nghe, đó là kể chuyện.
Các ngài biết, những lời quyến rũ nhất mà một ngôn ngữ
có là “ngày xửa
ngày xưa…”; các ngài biết, chống lại chân lý là chuyện thường tình,
nhưng với một câu chuyện thì không.
Vyasa, tác giả cuốn Mahabharata, nói rằng, nếu cẩn thận
lắng nghe một câu chuyện, bạn sẽ không bao giờ là mình trước đây.
Bởi lẽ, câu chuyện sẽ thấm vào lòng, bẻ gãy những rào chắn ngăn cản bạn đến với Đấng
thiêng liêng.
Thậm chí nếu bạn đọc những câu chuyện trong tập sách
này chỉ để giải trí, thì vẫn không gì bảo đảm một câu chuyện bất chợt nào đó sẽ
không len lõi
vào những đối kháng và nổ tung khi bạn ít ngờ tới nhất. Thế nên, bạn hãy
coi chừng!
Nếu bạn đủ liều lĩnh để tìm kiếm sự giác ngộ, thì đây là
những gì tôi đề nghị:
A. Hãy ghi nhớ một câu chuyện nào đó trong trí và dừng lại với nó những lúc nhàn rỗi. Nó sẽ có
cơ hội tác động
lên tiềm thức và sẽ tỏ cho bạn thấy ý nghĩa tiềm tàng của nó.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy nó có thể đến với bạn một
cách khá bất ngờ ngay khi bạn cần phải sáng suốt trước một biến cố, một hoàn cảnh; nó sẽ đem cho bạn sự nhận thức
cũng như an bình
nội tâm.
Đó là lúc bạn nhận ra rằng, một khi mở lòng cho những
câu chuyện này, bạn đang lắng nghe một Giáo Trình Giác Ngộ, qua đó, bạn không cần một thầy
dạy nào nữa ngoài chính bản thân!
B. Mỗi câu chuyện là một mặc khải của Chân Lý, và vì là Chân Lý được viết
hoa, nên phải hiểu ở đây, chân lý về chính bạn.
Vậy mỗi lần đọc một câu chuyện, bạn hãy nhủ lòng tìm
kiếm thêm một sự hiểu
biết sâu sắc hơn về chính mình.
Hãy đọc theo
cách một người đọc sách y khoa - liệu mình có triệu chứng nào không; chứ không như một sách tâm lý - vừa đọc vừa phân loại tính tình bạn bè. Nếu không vượt qua những cám dỗ xét đoán người khác, những câu chuyện
này sẽ tác hại
bạn.
Quả thực, thế
giới của chúng ta sẽ thay đổi nếu chúng ta, những
học giả, những trí thức, những tu sĩ dòng triều hay giáo dân có được đam mê muốn biết chính mình như đam mê đối với các giáo
thuyết hay tín điều của mình.
Lưu ý:
Các chuyện kể trong tập sách này đến từ nhiều đất nước, nhiều nền văn hoá
và tôn giáo
khác nhau; chúng thuộc về những di sản thiêng liêng, những câu chuyện hài hước được ưa chuộng của
dòng đời nhân loại.
Leave a Comment