Sống đời chiêm niệm
Sống đời chiêm niệm
Ga 21,20-25 ; Cv 28,16-20.30-31
“Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho
tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ? Phần anh, hãy theo Thầy”
Trước đây đọc bài Tin Mừng này, hai nhân vật nổi cộm là ông Phêrô
và ông Gioan, chúng tôi không hiểu thấu đáo cho lắm nhưng nay có cơ hội đọc
lại, chúng tôi thấy có chữ ở lại nên chúng tôi khoái chí !
– Nhất là mới đây nghe bài đọc hai trong giờ nguyện Kinh Sách,
trích khảo luận của thánh Âu-tinh, giám mục, về Tin Mừng theo thánh
Gio-an. Hai Cuộc Sống, lại càng thích nữa.
‘Hội Thánh được biết là có hai cuộc sống Thiên Chúa đã mặc khải
và trao ban :
cuộc sống trong đức tin và cuộc sống trong trực kiến ;
cuộc sống thời lữ hành và cuộc sống nơi cư ngụ vĩnh viễn
;
cuộc sống lầm than vất vả và cuộc sống nghỉ ngơi an nhàn ;
cuộc sống thời đi đường và cuộc sống tại quê hương ;
cuộc sống phải ra sức làm việc và cuộc sống được thưởng phúc chiêm
ngưỡng’.
– Nghe tới đây chúng tôi cứ phân vân… rồi tự hỏi xem mình đang ở
cuộc sống nào :
Ô ! giá mà được cuộc sống sau chữ và… thì hạnh phúc biết mấy nhỉ ?
Cả cộng đoàn chúng tôi, đã từ lâu lắm rồi, cứ ra sức “ở lại” với Chúa để có được
cuộc sống phần hai đấy.
Giời ạ ! thế mà cho đến nay không biết đã được mấy người rồi mà
không thấy ai khai báo gì sất ?
Vì thế chúng tôi lại nảy sinh ra thắc mắc nữa là Thưa thánh
Âu-tinh cuộc
sống trước có nhảy qua cuộc sống sau được không ạ ? (bọn chúng cháu
quyết liệt muốn nhảy qua cuộc sống sau đấy ạ !)
Hay là Thiên Chúa đã mạc khải và trao ban rồi
thì cứ phải sống cuộc sống trước hay cuộc sống sau cho đến chết ạ ?
Vậy thưa quý ông bà anh chị em cô bác thím dì cậu mợ và toàn thể
nhân loại, quý vị có nhận ra mình đã được Chúa mặc khải và trao ban cuộc sống
trước hay cuộc sống sau chưa ạ ?
‘Thánh Phêrô tông đồ là tiêu biểu cho cuộc
sống trước,
còn thánh Gioan thì cho cuộc sống sau.
Toàn bộ cuộc sống trước diễn ra trên trần gian này cho đến ngày
tận thế, và sẽ kết thúc trong ngày đó. Cuộc sống sau thì khác : nó sẽ chỉ hoàn
thành sau ngày tận thế, nhưng sẽ không bao giờ chấm dứt trong thế giới
tương lai. Vì thế, Chúa Giêsu mới bảo ông Phêrô : Hãy theo Thầy,
nhưng lại nói về ông Gioan : Giả
như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc
gì đến anh. Phần anh, hãy theo Thầy.’
– Bà con cô bác có hiểu câu trên không ? Ở đây chúng tôi hiểu câu
nói về ông Gioan mà không biết có đúng không, đó là chữ “ở lại”.
Ở lại với Chúa (trong Chúa) ngay trong cuộc sống trần gian này và
khi hết đời này qua đời sau (cho tới
khi Thầy đến)
“ở lại” tiếp
nối “ở lại”, tức là chết vào Thiên Đàng
“ở lại” bấy
giờ rõ ràng, đẹp đẽ, ngọt ngào, hạnh phúc hơn gấp tỉ tỉ lần “ở lại” bây
giờ !
‘Anh hãy theo Thầy,
hãy noi gương Thầy mà chịu đựng những khốn khó trần gian.
Còn Gioan phải ở lại cho
tới khi Thầy đến ban phúc lộc vĩnh cửu. Có thể nói rõ hơn thế này :
ai đã học gương Thầy trong cuộc thương khó mà sống đời hoạt động,
thì hãy theo Thầy.
Còn ai đã bắt đầu sống đời chiêm niệm,
thì hãy ở lại cho tới khi Thầy đến,
và lúc Thầy đến, ắt Thầy sẽ làm cho cuộc sống chiêm niệm của người
ấy nên hoàn hảo’.
– Đến đây thì quý vị và chúng tôi cũng hiểu ra rồi nhá và cũng cảm
thấy “đa đã” nhỉ ?
‘Người có lòng đạo đức và nhẫn nại đến cùng sẽ theo Đức
Kitô và theo Người đến chết. Còn người muốn hiểu biết đầy đủ về Đức Kitô
thì sẽ ở lại cho
tới lúc Người đến, và lúc đó hẳn Người sẽ tỏ mình ra hoàn
toàn cho họ.
‘Ở nơi đấy, trong cõi đất dành cho kẻ chết, dĩ nhiên phải chịu
những nỗi khốn khó của thế gian này ; còn ở nơi kia, trong cõi đất dành cho
người sống, sau này mới được thấy những phúc lộc Chúa ban. Điều Chúa Giêsu nói
: Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho
tới khi Thầy đến, thì không được hiểu như thể
Người nói là ở lại hay ở lại mãi mà phải hiểu là đợi chờ. Quả thế, điều mà ông Gioan
là tiêu biểu không được thực hiện bây giờ, nhưng sẽ được thực hiện khi Đức Kitô
đến. Còn điều mà ông Phêrô là tiêu biểu (ông là người đã được nghe lời kêu
gọi Anh hãy theo Thầy), nếu không làm ngay từ bây giờ thì sẽ không đạt được điều mong
đợi.
– Hi hi, quý vị thấy mình ở phe ông Phê-rô hay phe ông Gio-an nhỉ
? “Muôn loài thọ tạo những ngong
ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8,19). Nếu quý bà con cô bác theo phe ông Gioan thì cứ
thế mà ngong ngóng đợi chờ ngày bước vào Thiên Đàng, nơi đó thấy quen quen !
‘Nhưng xin đừng ai tách hai tông đồ lừng danh đó ra. Cả hai đều
sống cuộc đời mà ông Phêrô là tiêu biểu và cả hai cũng sẽ sống cuộc đời mà ông
Gioan là tiêu biểu.
Trên bình diện tiêu biểu, một người theo Chúa, một người ở lại.
Nhưng trong lãnh vực đức tin, cả hai đều đã chịu những
cơn khốn khó trong cuộc đời lầm than này, cả hai đều đợi trông những phúc lộc trong cuộc
đời tràn ngập hạnh phúc vĩnh cửu’.
– Ô ! thế là rõ ra rồi. Trên bình diện tiêu biểu (có tính chất đại diện
cho một lớp, một nhóm, một số đông)
một người theo Chúa (lăn xả vào công việc rất sinh động)
một người ở lại (chìm vào trong đáy sâu tâm hồn thưởng nếm hạnh
phúc những điều kỳ diệu).
Nhưng trong lãnh vực đức tin thì cùng là bước đi trong thân
phận người lữ
hành tiến về quê hương vĩnh cửu.
‘Không nguyên các vị đó, mà còn cả Hội Thánh, Hiền Thê của Đức
Kitô, phải được giải thoát khỏi những thử thách của cuộc đời này và phải được
hưởng hạnh phúc trong cuộc sống mai sau.
Hai cuộc đời ấy đều được ông Phêrô và ông Gioan làm tiêu biểu, mỗi ông tiêu biểu cho một cuộc đời. Thật thế, cả hai ông, đều sống cuộc đời chóng qua này trong đức tin. Cả hai sẽ được hưởng đời sống vĩnh cửu khi được trực kiến Thiên Chúa’.
Hai cuộc đời ấy đều được ông Phêrô và ông Gioan làm tiêu biểu, mỗi ông tiêu biểu cho một cuộc đời. Thật thế, cả hai ông, đều sống cuộc đời chóng qua này trong đức tin. Cả hai sẽ được hưởng đời sống vĩnh cửu khi được trực kiến Thiên Chúa’.
‘Vậy, vì mọi tín hữu đều khăng khít thuộc về thân mình Đức Kitô,
và vì mục đích điều khiển con thuyền Hội Thánh trong cuộc đời đầy phong ba bão
táp này, nên ông Phêrô, vị thủ lãnh các Tông Đồ đã nhận được chìa khoá Nước
Trời để cầm buộc và tháo cởi tội lỗi. Cũng vì hết mọi tín hữu đó mà ông Gioan,
tác giả sách Tin Mừng, đã nằm tựa đầu vào ngực Đức Kitô để tìm thấy ở đó một
chỗ thật yên hàn trong cuộc sống rất thân mật’.
‘Không nguyên một mình ông Phêrô mà cả Hội Thánh cầm buộc và tháo
cởi tội lỗi.
Cũng không nguyên một mình ông Gioan uống nơi mạch suối tức nơi
lòng của Chúa. Ông Gioan đã rao giảng về Ngôi Lời, Đấng đã có lúc khởi đầu, Đấng hướng về Thiên Chúa và rao giảng về những mầu nhiệm cao siêu khác liên quan đến
thần tính của Đức Kitô, đến Ba Ngôi Thiên Chúa và một bản tính Thiên Chúa.
Những chân lý này, ông sẽ được chiêm ngưỡng nhãn tiền trong Nước Trời ;
còn từ bây giờ cho tới khi Chúa đến, ông chỉ lờ mờ như
trong một tấm gương.
Chính Chúa Kitô phổ biến Tin Mừng khắp nơi trên mặt đất, để ai nấy
tuỳ theo khả năng có thể đến mà đón nhận’.
*- Cuối cùng, kết luận thế này.
Một người Kitô hữu luôn cần lãnh nhận một đức Tin chân chính do
Chúa ban. Đức Tin có được là do lời mời gọi của Thầy Giêsu “Từ lúc đó, Đức Giê-su bắt đầu rao giảng và nói rằng :
“Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17).
Một cuộc hoán cải nhờ được tắm gội trong máu Con Chiên (sống cầu
nguyện) để trở nên con người mới “Này
đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh
21,5)
; “Không phải vì tự
sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót,
nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái
sinh và đổi mới” (Tt 3,5).
Vậy thì thưa bác Âu-tinh là chúng cháu nhìn vào đời sống các vị
tông đồ, chúng cháu thấy các ông được Chúa biến đổi qua chuyện “lẽo đẽo” đi
theo và được “dìm” vào trong cái chết và phục sinh của Chúa Kitô.
Từ đấy một đời sống đức Tin của các ông thật là mạnh mẽ sống động,
tiếp đó mới có Hai Cuộc Sống tiêu biểu như bác Âu-tinh đã viết, bác có đồng ý
như thế không ạ ? – Quá đúng !
(có Đức Tin là nền móng rồi thì Hai cuộc đời ấy đều được ông Phêrô
và ông Gioan làm tiêu biểu, mỗi ông tiêu biểu cho một cuộc đời :
một người theo Chúa,
một người ở lại.
Amen).
ÔTC
Leave a Comment