Con Người đến rồi




Con Người đến rồi
Lc 12,39-48

Con Người đến chưa ?
Thưa chắc chắn trăm phần trăm Con Người đã đến rồi nhưng về phía con người, đến rồi hay chưa đến, đó là con người có gặp gỡ được (đón nhận được) hay chưa mà thôi.

Con Người đến rồi, con người có mong muốn gặp hay không, đó là về phần dành cho con người.
Nếu con người mong muốn hay khao khát thì “lên đườngtìm kiếm bằng mọi cách để làm sao gặp gỡ được.
Trong Tin Mừng có rất nhiều trường hợp, nhất là những người bệnh hoạn tật nguyền lâu năm, họ đã không ngần ngại vượt qua những bức tường rào cản cho đến khi gặp gỡ được chính Chúa. Đấng đã đến trần gian để giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi, khỏi gánh nặng phận người, khỏi khổ đau của bịnh tật, khỏi đè bẹp của ma quỷ, khỏi thống trị của sự chết…
“Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng…”
Khởi đi từ lòng khao khát, nhờ đời sống cầu nguyện trung thành mỗi ngày với Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng tôi đã cảm nhận được Chúa giải thoát khỏi những ràng buộc, thay đổi não trạng, nhận ra lòng thương xót của Chúa
để rồi từ đó chúng tôi sống tỉnh thức giữa cuộc đời sóng gió bấp bênh…
Sống tỉnh thức là luôn nhận có Chúa liên lụy vào cuộc sống của mình để rồi chuyện Chúa đến không còn là chuyện bất ngờ (giật mình) nữa.
Sống tỉnh thức là nhận ra Chúa đang có mặt ngay lúc này để Chúa thực hiện những điều tốt đẹp nơi con người yếu đuối mỏng dòn của chúng ta.

“Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người ?”
Chúa Giêsu đã trả lời cho ông Phêrô bằng câu chuyện người quản gia trung tín, khôn ngoan. Người quản gia là người thuận theo ý chủ. Thực hiện những việc ông chủ đã xếp đặt cách tốt đẹp nhờ đời sống luôn tỉnh thức để rồi “ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình”.
Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình”.
Thật hạnh phúc cho chúng tôi, nhờ đời sống trung thành cầu nguyện mỗi ngày, Chúa đã cho chúng tôi trở nên quản gia của Chúa.
Đó là sống tỉnh thức có Chúa hiện diện, có Chúa ở cùng, ở với, ở trong… như thế mới cảm nghiệm được Nước của Chúa đã có mặt ngay hôm nay, từ đời này và như thế mới cảm nghiệm được Chúa đã giao ‘tài sản’ của Chúa cho chúng tôi và chúng tôi được làm quản gia Nước của Chúa.
Chúng tôi là những quản gia trung tín nên chúng tôi cần phải tìm hết cách trong cuộc sống của chúng tôi mà phân phát lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện…
“Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc ?”
Chúa đã đặt chúng tôi lên coi sóc và phân phát tất cả tài sản của Chúa.
 Một lần nữa chúng tôi lại cần xác tín rằng ‘tài sản’ của Chúa là chính Chúa vì Chúa làm gì có những thứ tài sản loài người có như có tiền có vàng có bạc có đô la hay những thứ máy móc kỹ thuật văn minh hiện đại… !
Giả dụ Chúa có những thứ ấy mà đưa cho chúng tôi phân phát thì chỉ loáng cái là hết sạch. Có khi lại còn sinh ra muôn vàn giống tội như cướp bóc, chôm chỉa, giành giật, ghen tương, giận hờn…
‘Tài sản’ là chính Chúa thì chúng tôi tha hồ mà phân phát, dù ngày hay đêm, chẳng bao giờ cạn nguồn. Có phân phát hết đời chúng tôi thì ‘tài sản’ ấy cũng vẫn không thiếu hụt.
Càng phân phát càng đầy, càng phong phú, càng sung mãn.

“Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều”.
Có vẻ đe loi hù dọa quá nhỉ !
Chúa trao ban chính bản thân Chúa cho chúng con và Chúa cũng muốn chúng con tình nguyện dâng hiến bản thân chúng con cho Chúa và trao tặng bản thân cho tha nhân. Tỉnh thức để sẵn sàng đón nhận Thánh Ý trong các biến cố cuộc đời vì Thánh Ý là hạnh phúc chứ không phải gây đớn đau. (bị đòn nhiều nghĩa là mất Chúa đấy)
Chúa trao bản bản thân Chúa cho chúng con làm cho cuộc đời chúng con hạnh phúc sung mãn lắm nên chúng con càng tình nguyện dâng hiến cho Chúa và tha nhân tất cả bản thân chúng chúng con, không còn giữ riêng cho mình nữa (như thế hiểu ra y như bị đòi, bị đòn đấy !)
Con Người đến rồi nên thánh Phaolô khẳng định :“Trong Đức Ki-tô và nhờ tin vào Người, chúng ta được mạnh dạn và tin tưởng đến gần Thiên Chúa”.
OTC

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.