Đổi mới chính mình từ tận căn

 


Đổi mới chính mình từ tận căn

 

Trong cuốn sách vừa được xuất bản, ĐHY Walter Kasper, cựu chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Đối thoại Liên tôn, đã bày tỏ lo âu về tiến trình canh tân của Công nghị Giáo hội Đức. Ngài phê bình những quyết định vội vã nhưng hời hợt của tiến trình này, và mời gọi một cuộc canh tân từ tận nguồn, chứ không phải trên bề mặt.

ĐHY Kasper gọi ý tưởng canh tân mà Công nghị nêu lên là "chủ nghĩa hiện đại hời hợt". Bởi vì lẽ ra trọng tâm và trung tâm của mọi sinh hoạt Giáo hội, đặc biệt là các cuộc họp quan trọng như Công nghị Synodaler Weg, phải là Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Thế nên, canh tân thực sự phải là làm mới lại, làm nổi bật gương mặt Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài cho thế giới hôm nay, chứ không nên đặt trong tâm nơi các vấn đề khác.

Khi qui về Chúa Kitô, về với nguồn đích thực, người ta sẽ thực sự canh tân từ nội tâm.

ĐHY Kasper cũng nhấn mạnh, điều Giáo hội Đức cần làm là thoát ra khỏi cái chủ trương "Pelagianism" cho rằng nhận thức của con người không bị nguyên tội làm cho méo mó, đặc biệt là các tín hữu đã chịu phép rửa. Và do đó, người ta xác tín ngây thơ rằng những gì họ làm vì Giáo hội và được số đông tán thành, là không sai lầm méo mó.

Trái lại, điều cần làm là tái canh tân (làm mới lại) nhận thức rằng điều đầu tiên chúng ta cần làm là đổi mới chính mình từ tận căn.

ĐHY Kasper nhấn mạnh: "Mục tiêu quan trọng nhất mà Công nghị cần nhắm tới lẽ ra phải là làm cho tinh thần Tin Mừng - Lời của lịch sử - hiện tại hóa trong thời đại này với chứng tá sống động, đồng thời cử hành các mầu nhiệm phụng vụ với niềm vui bởi vì Đức Kitô thực sự hiện diện trong Thánh Thể."

Ngài mời gọi mỗi tín hữu luôn suy tư về câu hỏi:

Chúa Kitô là ai đối với tôi?

Và tôi có kinh nghiệm thế nào về sự hiện diện của Chúa Kitô trong cử hành Thánh Thể?

 

Điều ĐHY Kapser phê bình nơi Công nghị của Giáo hội Đức, là

người ta chỉ bàn thảo về quyền bính,

về những yêu cầu chuẩn chước giáo luật và luân lý, việc quản trị...

mà không hề có chỗ cho vấn đề đức tin và đời sống thiêng liêng.

Và có lẽ vì Công nghị đã không đặt Đức Kitô ở trung tâm, nên nó dẫn tới ly giáo hơn là canh tân thực sự.

Lược dịch: M. Hạnh Tử
https://www.die-tagespost.de

 

Một chút chia sẻ

 

ĐHY Walter Kasper, nhận định về tiến trình canh tân của Công Nghị GH Đức.

Ngài phê bình những quyết định vội vã nhưng hời hợt theo "chủ nghĩa hiện đại hời hợt".

-                     ĐÚNG

 

Bởi vì lẽ ra trọng tâm và trung tâm của Công Nghị Synodaler Weg, phải là Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài.

-                     ĐÚNG

 

Điều đầu tiên chúng ta cần làm là đổi mới chính mình từ tận căn.

-                     ĐÚNG

 

Ngài đề nghị:

Lẽ ra phải làm cho tinh thần Tin Mừng - Lời của lịch sử - hiện tại hóa trong thời đại này với chứng tá sống động.

Ngài mời gọi mỗi tín hữu luôn suy tư về câu hỏi:

- Chúa Kitô là ai đối với tôi?

- Và Tôi có kinh nghiệm thế nào về sự hiện diện của Chúa Kitô trong cử hành Thánh Thể?

 

Thử trả lời xem sao

-  Chúa Kitô là ai?

Có thể tới 99% trả lời  nhanh như chớp: Chúa Kitô là Chúa chứ là ai.!!! Thế mà cũng phải hỏi. Chúa cao sang, thánh thiện; tôi thấp hèn tội lỗi. Chúa và tôi nghìn trùng xa cách!!!

-  Câu tiếp theo khó gấp 100 lần nhưng đây lại là một cách đổi mới chính mình từ tận căn:  Tôi có kinh nghiệm thế nào về sự hiện diện của Chúa Kitô trong cử hành Thánh Thể?

Đừng nói giáo dân, ngay cả linh mục, giám mục cũng hiếm có kinh nghiệm thực sự sống động hiện diện của Chúa Kitô trong cử hành Thánh Thể.

Các ngài có thể đọc lời truyền phép chậm rãi, sốt sắng nhưng có cảm nghiệm không thì chẳng biết đếm được mấy vị???

 

Nếu tôi là ĐHY Walter Kasper, tôi chỉ cần đặt MỘT câu hỏi thôi cũng đủ rồi:

Tôi có mời gọi Chúa đồng hành, hiệp hành với tôi trong đời sống hằng ngày không? Dù ăn, dù ngủ, dù dâng lễ, dù làm vệ sinh, dù nghỉ ngơi…

Có thể nói cách khác:

Thực ra thì Chúa luôn luôn sẵn sàng đồng hành, hiệp hành với tôi… nhưng tôi có đồng hành, hiệp hành với Chúa…. cả ngày may ra được mươi phút không????

 

 

 

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.