Những nẻo đường khao khát... Tình Cha
Những nẻo đường khao khát…
Ga 4,5-42; Xh 17,3-7; Rm
5,1-2.5-8
Thầy Giêsu và cô gái người
Samari đều là người khát.
Thầy khát vì “Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống
bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa”.
Cô Samari khát nên giữa trưa
vác vò ra giếng nước để lấy nước“Có
một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước”
Khi bị treo trên cây gỗ, Đức
Giêsu đã kêu lên “Ta Khát”.
Vác thập giá trên đường lên núi
Sọ và máu me đã tuôn trào ra ngoài thì đương nhiên nạn nhân khát nước. Nhưng
ông Gioan còn muốn điễn tả cái khát của Thiên Chúa. Thiên Chúa khát mong mọi
người hoán cải, nhận ra lòng thương xót của Chúa, Ngài đã ban tặng chính bản
thân mình cho nhân loại.
Cái khát của cô người Samari
này cũng mạnh mẽ lắm đấy. Cô ra giếng giữa trưa để tránh những con mắt dòm ngó
và những tiếng xầm xì về mình. Tưởng rằng giữa trưa hè oi bức vắng bóng ai nào
ngờ lại gặp Thầy Giêsu.
Cô người Samari này đã năm đời
chồng rồi và thêm một ông chung sống hiện tại mà không phải là chồng.
Có phải cô này ham thú vui
chuyện chăn gối vợ chồng không ?
Ai dám chắc nào ?
Thế nên vấn đề ở đây không có
chuyện khuyên bảo theo kiểu luân lý nhá.Chuyện luân lý đối với cô chẳng có
nghĩa lý gì cả.
Cô chờ mong, cô khát vọng một
cái gì trong lòng sâu xa mà tự cô không thể lý giải được, để rồi cô đã đến với
hết người đàn ông này đến người đàn ông khác… chẳng giúp gì được cho cô. Chẳng
lấp đầy được cái đói cái khát trong lòng cô.
Ô ! May cho cô quá. Giữa trưa
hè nắng cháy, đồng không mông quạnh, có một người “đàn ông” ngồi bên bờ giếng,
ra như không hẹn mà hò, ra vẻ như “ông ta” đã chờ cô trước để cô đến là gặp… và
thế là cô đã gặp thật và gặp rồi, cô thấy lòng cô phơi phới như mới được thoát
xích xiềng trói buộc lâu nay, lòng cô nhẹ thênh thang như mây bay, tâm thần cô
phơi phới yên hàn bên giòng chảy, nỗi khát khao nay được uống no, trái tim cô
bấy lâu nay trống rỗng nay được lấp đầy… cô bỏ vò nước nhanh chân chạy về làng
báo tin vui cho mọi người vì cô đã gặp được vị ngôn sứ.
Lòng mỗi người đều có nẻo đường
khao khát bởi vì Thiên Chúa đã gieo vào lòng sâu xa mỗi con người rồi.
Nhưng lòng khao khát có đi ngay
vào chính lộ không ?
Như cô Samari này còn vòng vo
tới năm đời chồng cơ và còn thêm ông đang chung sống hiện tại mà không phải là
chồng.
Nhìn lại xem một Mát-thêu thu
thuế, một Maria Mađalêna, một Gia-kêu lùn trèo lên cây sung… một An-tôn tu
rừng, Augustinô sống bừa bãi… và cho đến tôi hôm nay.
Tôi nhận ra chính Chúa gieo vào
lòng tôi lòng khao khát Ngài và chính Ngài cũng là nỗi khao khát đó để dẫn tôi
đi qua những thăng trầm cuộc đời.
Tưởng rằng mình sẽ là chuyên
viên kỹ thuật điện tử, điện nhà, âm thanh, ánh sáng…
Tưởng rằng mình sẽ là nhạc sĩ
tài ba, giỏi giang, vung tay múa chân cho mọi người tấm tắc vỗ tay khen ngợi…
Tưởng rằng mình có chỗ đứng
trên bục giảng học đường để khỏi hổ ngươi là kẻ ăn bám, vô nghề thất nghiệp…
Tóm lại, những chuyện tưởng đó
đã không hiện thực vì chắc là Chúa dẫn đi qua mấy cái nẻo đường cho “mơ mộng”
chơi tí để rồi Ngài dẫn qua con đường hẹp trong nhà và cánh cửa nhỏ bé của nhà
nguyện, vào đó và rồi ngồi bẹt xuống đất mà gẫm nghĩ cuộc đời. Thế là hết tưởng
nhá…
Từ đó lên đường, như cô Samari
về làng, chia sẻ cho những người nhận ra lòng khao khát mà chưa biết làm sao
cho “đã” khát.
Số người có được như hôm nay
còn nhỏ bé nhưng tin tưởng vào lòng khao khát của Chúa, Chúa muốn sao thì vâng
như vậy.
“Họ bảo người phụ nữ : “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng
tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu
độ trần gian.”
Giếng nước ngay trong nhà
nguyện nên chúng tôi đã gặp Ngài và cũng đã gặp nhau.
“Vì chúng ta tin, nên Đức
Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta
đang được hiện nay ; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh
quang của Thiên Chúa”
OTC
Tình Cha
Lc 15,1-3.11-32
“Ông này đón tiếp phường tội
lỗi và ăn uống với chúng.”
Đây là lời xầm xì của người
Pharisêu và các kinh sư về chuyện những người thu thuế và các người tội lỗi
thích đến gần bên Đức Giêsu để nghe Người giảng.
Chính vì lý do này mà Đức
Giêsu kể dụ ngôn để tỏ bày lòng người cha nhân hậu đối với con cái của mình.
Người cha quá là hiền từ. Tấm
lòng người cha đã bày tỏ con đường yêu thương không giống như con người trần
gian. Yêu thương hiền từ quá đến nỗi người ta coi ông ra như nhu nhược, buông
thả, không biết dạy dỗ con, cho con cái tự do quá trớn….
“Thưa cha, xin cho con phần tài
sản con được hưởng.’ Và người cha đã chia của cải cho hai con”.
Người cha còn đang sống mạnh
khỏe như thế mà thằng con đã đòi chia gia tài… thằng con quá là bố láo bố lếu,
thật đáng nguyền rủa vì nó quá bất hiếu. Giả như người cha đã qua đời, đã mồ
yên mả đẹp, các đứa con theo di chúc, nhận phần gia tài cha chia riêng cho
mình, ân cần vui vẻ đón nhận lấy với tấm lòng yêu thương và biết ơn cha. Đằng
này…
Giả như người cha nhẹ nhàng
khuyên bảo đầy lý lẽ với chí tình nhưng người con không chịu nghe thì phải dùng
uy quyền mạnh mẽ răn đe trừng phạt… và cuối cùng khi đã hết cách thì tống cổ ra
khỏi nhà với bàn tay trắng để biết thế nào là lễ độ. Đăng báo từ con, nhờ chính
quyền can thiệp, cho đi lao tù…
Nhưng người cha hiền từ quá !
cứ thế là “vâng lời” người con ! đem tài sản ra chia cho nó, rồi để nó bỏ nhà
ra đi mà cũng không nói được nửa câu… (lòng đau như thắt, đắng đót xót xa vì từ
này mất con nhỉ ?)
“Anh ta còn ở đằng xa, thì
người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy
hôn để”.
Cha già bao ngày tháng năm ngồi
trông ngóng đứa con mong nó trở về… Mỏi mòn trông chờ, đôi mắt đã mờ thế mà khi
có bóng dáng người con từ xa, ông vẫn phân biệt được bóng dáng, bước chân đi,
điệu bộ của thằng con thân tàn ma dại ấy. Ông đã nhanh nhẹn chạy tới ôm chầm
lấy con rồi hôn lấy hôn để cho dù cám bã phân heo còn dính đầy mặt mũi nó (mùi
heo chứ không phải mùi chiên à nghe).
Lúc này lời nói không còn giá
trị gì, lòng thương yêu mới là tất cả nên ông đã lấy nụ hôn của mình mà bịt mồm
thằng con lại (lâu ngày nó không đánh răng). Thinh lặng bên ngoài để tình yêu
bên trong bộc lộ ra. Hay quá bố ơi là bố ! Cha ơi là cha !
Đúng ra khi nó trở về thì ông
phải buông mấy câu nguyền rủa cho thoả nỗi lòng tức giận bấy lâu rồi đá đ…,
không thèm nhìn mặt, đuổi nó ra khỏi nhà cho đi tiếp hoặc có thương thì cho ra
túp lều ở ngóc vườn, chung với gà vịt ngựa heo …vác cái mặt phân heo về nhà làm
mất danh giá, mất thể diện để thiên hạ coi thường, cười khì vào mũi cho… ra
đường không còn dám nhìn ai…Ôh ! Thế mà khi nó vác cái thân nửa người nửa ngợm
trở về thì ông lại đón tiếp nó như một ông hoàng…
“Nhưng người cha liền bảo các
đầy tớ rằng : ‘Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ
dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn
mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
Cha già đón tiếp thằng con phá
sản như một công chúa hoàng tử như thế thì thằng anh thằng em nào nó lại không
tức điên lên… “Người anh cả
liền nổi giận và không chịu vào nhà”. Đúng là ông đối xử giáo dục
dạy dỗ con cái cách kỳ lạ không giống ai…
Ông phục hồi thằng con bằng cả
tấm lòng yêu thương hơn hẳn những thứ trang phục ngoài thân xác kia. Từ đó
thằng con nhận ra tấm lòng bao dung cao cả của cha thì nó sẽ phải ghi đậm dấu
ấn suốt đời và tôn vinh lòng thương xót của cha cho đến chết.
Cái chết làm cho người thân đau
đớn thương tiếc đến bào gan xé ruột… thế mà được quyền phép ai đó cho sống lại
thì người thân được hạnh phúc sung sướng gấp vạn lần. Hiểu ra nỗi lòng của cha
già như thế đấy !
“Nhưng cha cậu ra năn nỉ”.
Thằng anh cả từ ngoài đồng về
(anh ra đồng, em ra đường) nghe biết chuyện như thế anh ta không thèm vào nhà
(lại thích ra đường chăng?). Cha cậu phải ra năn nỉ…
Tại sao cha phải ra năn nỉ ?
Cha cho nó mấy cái bạt tai là
giải quyết mau gọn lẹ để cả nhà được yên ổn. Không chịu vào thì quăng cho bát
cơm ra gốc cây ngồi mà ăn !
Cha bố này thuộc loại … khác
thường thế nhỉ ? Ra năn nỉ cảm động quá !
“Nhưng người cha nói với anh ta
: ‘Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con.
Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại
sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.'”
Ôh ! đầu óc anh cả nhỏ như quả
nho nên anh không nhận ra được tấm lòng của cha những ngày tháng năm sống bên
cạnh cha. Anh tính toán vụn vặt
“Cha coi, đã bao nhiêu năm trời
con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy
được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè”.
Anh cả này đã không tận hưởng
được tấm lòng yêu thương ấm áp của cha, ở với, ở cùng, ở trong…hạnh phúc nhất
đời rồi, thế mà anh cũng lại chỉ căn cứ theo của cải vật chất thôi.“Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả
những gì của cha đều là của con”
Không có tình cha thì mất tình
anh em luôn “Còn thằng con
của cha đó” chứ không phải thằng em của con, cha nhớ nhé !
Chỉ có tình cha mới nối kết lại
tình nghĩa anh em thôi “vì em
con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” thằng
em của con, con nhớ nhé !
Kết lại
Cuộc hoán cải, sám hối làm cho
lòng con người được lấp đầy, nếp sống được cân bằng nên những người thường
xuyên giao du với Đức Giêsu “Các
người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người
giảng” họ dễ được hoán cải hơn nhiều người khác vì họ không
còn gì để tự mãn.
Mời mọi người cùng hát bài hát
Tình Cha trong tập Mong manh Ca trang 76 nhá
Đk : Tình Cha, vùng trời bao
la, cho con tìm thấy, bóng mát cuộc đời. Lợi danh, sang giàu quyền thế, cũng
không sánh được, dưới mái nhà Cha.
OTC
Leave a Comment