Phục vụ cho tính kiêu ngạo của tôi
Phục vụ cho tính kiêu ngạo của tôi !!!
Lung Linh
Tôi kiêu ngạo
thường được hiểu :
Đối với người khác:
Tôi là nhất, Tôi là cái rốn của vũ trụ. Tôi ngon cơm nhất… coi thường thiên hạ.
Đối với Chúa:
dựa vào câu chuyện ông Adam, tội kiêu ngạo được định nghĩa là không vâng lệnh
Chúa truyền…
Đối với thực tế cuộc đời
sống đạo:
Chúng tôi cảm thấy khó
có phân định một làn ranh rõ ràng.
Vì giầu có hơn,
bằng cấp đầy mình… khá nhiều tài ….
Tôi dễ dàng coi
thường người khác thấp kém hơn, nghèo túng hơn…
Như vậy tôi đã phạm tội kiêu ngạo chưa???
Thực là khó tìm ra lời giải đáp trong trường hợp này.
Tôi siêng năng lễ
lậy, hăng hái tham gia công việc Giáo xứ… trong khi những kẻ khô đạo …lười
biếng, trễ nải, lạnh nhạt công việc chung…
Tôi dễ dàng coi họ
bằng nửa con mắt.
Như vậy tôi đã phạm tội kiêu ngạo chưa???
Thực là khó tìm ra lời giải đáp trong trường hợp này.
Tôi lãnh đạo cộng
đoàn, tổ chức liên tục các khóa học tập…thỉnh thoảng còn đi tới vùng sâu, vùng
xa làm công việc từ thiện, bác ái…. Trong khi một số người khác hờ hững chẳng
một chút quan tâm…
Tôi dễ dàng tội
nghiệp cho linh hồn héo úa của họ.
Như vậy tôi đã phạm tội kiêu ngạo chưa???
Thực là khó tìm ra lời giải đáp trong trường hợp này.
Vậy, nên dựa vào
chuẩn mục nào ổn định nhất, rõ ràng nhất để biết mình đang trong tình trạng
kiêu ngạo.
Giáo hoàng Francis
đã chia sẻ rất chân tình:
Ví dụ, nhiều lần trong suốt thời linh mục của tôi, tôi
đã nung nấu ý muốn dọn vào nội thành sống giữa những
người nghèo, xem đó là dấu chỉ cho sự dấn thân của tôi với công bằng xã
hội.
Một cha linh hướng đã chỉ ra cho tôi rằng, ít nhất,
trong trường hợp của tôi, việc dọn đến đó chắc chắn sẽ làm lợi cho tôi hơn là
cho người nghèo.
Dọn đến đó ở với họ sẽ làm cho tôi thấy tốt đẹp, nâng cao vị thế của tôi giữa linh mục đoàn, và là dấu ấn tuyệt vời trong lý lịch của tôi, nhưng sẽ
chẳng sinh ích nhiều cho người nghèo, trừ phi tôi biết thay đổi tận căn bản
thân mình. Xét cho cùng thì hành động đó của tôi sẽ phục vụ cho tính kiêu ngạo của tôi hơn là cho người nghèo.
Khó ghê chưa??
Như vậy có chuẩn
nào chắc ăn nhất để phân biệt mình có kiêu ngạo hay không?
Xin thưa rằng: CÓ
Người nào thực sự
sống trong Chúa, với Chúa theo châm ngôn của Phaolo:
Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi,
mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. (Gl 2:20)
Lúc này Chúa lớn lên, tôi nhỏ đi…nhỏ đến nỗi cái tôi bị mờ đi.
một khi cái tôi bị mờ đi...thì lấy gì để kiêu
ngạo??!!
tất nhiên không
phải lúc nào chúng tôi cũng sống được 100% nhưng có điều chúng tôi dễ tỉnh thức
hơn…
cho dù thỉnh thoảng
cái tôi vẫn tìm dịp vênh cái mặt lên
theo thói quen từ mấy chục năm trước…
nhưng chợt tỉnh
lại:Ý thức Chúa sống trong mình, cái tôi tự nhiên xẹp xuống tương đối dễ dàng…
Ý thức Chúa
sống trong mình chính là tiêu chuẩn
chính xác nhất để biết tôi có rơi vào vũng lầy êm ái Kiêu ngạo hay không.
Tóm lại, cái tôi càng lớn
bao nhiêu
Chúa càng mờ đi bấy
nhiêu
Tất nhiên là… nguy cơ Kiêu ngạo càng cao
bấy nhiêu.
Leave a Comment